Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh
      • Đảng ủy UBND tỉnh
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Bài phát biểu Thường trực Tỉnh ủy
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Biển đảo quê hương
 
Những lớp học ở Trường Sa
26/04/2018 08:53:00 AM 4,133 lượt xem

Trong chuyến công tác ra Trường Sa đầu tháng 4 vừa qua, vượt qua hàng trăm hải lý, chúng tôi đến thăm các đảo, các trường học ở tuyến đầu Tổ quốc. Nơi đây, chúng tôi đã được gặp gỡ những thầy giáo trẻ tình nguyện đưa chữ đến Trường Sa.


Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa được xây dựng khang trang, có đầy đủ thiết bị dạy và học. Bên cạnh 2 phòng học là thư viện với hàng trăm đầu sách. Sân trường được lắp đặt nhiều trò chơi cho học sinh (HS) như: cầu tuột, bập bênh, đu quay... Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đồng Minh Hiệp (sinh năm 1991, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh), các HS đồng thanh đọc tặng chúng tôi những câu thơ đầy xúc động về biển đảo: Quê em ở Trường Sa/Những đảo chìm đảo nổi/Quê em có biển trời/Bốn mùa xanh bao la…

 

Thầy và trò ở thị trấn Trường Sa.

Thầy và trò ở thị trấn Trường Sa.


Hôm chúng tôi đến, giờ học của các em đã kết thúc khá lâu, nhưng có hơn 1/2 trẻ ở lại thư viện của trường để đọc truyện, một số em chơi đùa ngoài sân. Khu nhà ở gần trường nên 2 thầy giáo cũng nán lại giúp các em chọn sách. Thầy Hiệp cho biết, toàn thị trấn có 13 em, trong đó có 9 em từ lớp 1 đến lớp 5. Để phân bổ chương trình học hợp lý, thầy Hiệp và thầy Phạm Trung Việt (quê huyện Vạn Ninh) chia các em thành 2 lớp ghép, học 2 buổi/ngày. Một lớp dành cho HS lớp 1 đến lớp 3, lớp còn lại là HS lớp 4, 5. “Có 4 trẻ ở tuổi mẫu giáo, thấy các anh chị đi học cũng đòi đi theo, tụi em phải “ôm” luôn, ghép vào nhóm lớp nhỏ. Em nào lớn thì cho tập viết chữ, những em nhỏ tuổi thì bày bài hát hoặc cho tô màu theo chương trình mẫu giáo”, thầy Hiệp nói. Bởi vậy, gần 5 năm đứng lớp ở đảo, thầy Hiệp thuộc lòng tính cách từng đứa học trò; thầy say sưa chỉ cho chúng tôi, trò này có trí nhớ tốt ra sao, trò kia có giọng hát như thế nào...


 Thầy giáo Phạm Trung Việt may mắn được chọn trong hàng trăm người viết đơn tình nguyện làm việc trên quần đảo Trường Sa. Gần 5 năm gắn bó với đảo, thầy Việt đã có nhiều kỷ niệm không thể quên với học trò ở đây. Đó là những ngày cúp điện, trời nóng, thầy và trò phải khiêng bàn ghế ra ngoài sân trường để học, hay những đêm phải chấm bài dưới ngọn đèn dầu, rồi những ngày gần đến kỳ thi, thầy đến từng nhà để kèm thêm cho HS... Để rồi giờ đây, thầy như một thành viên không thể thiếu trong gia đình của người dân trên đảo.

 

Lớp học ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.

Lớp học ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.


Ở đảo Song Tử Tây, 5 năm nay, hình ảnh các thầy Lê Xuân Quyết (sinh năm 1990),  Lê Văn Mạnh (sinh năm 1989) ngày ngày đứng trên bục giảng đã trở nên thân thuộc với những người sinh sống nơi đây. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, thầy Quyết về công tác tại một trường tiểu học thuộc huyện Vạn Ninh. Đến năm 2013, thầy đăng ký dạy học ở Trường Sa và trúng tuyển. Những ngày đầu công tác ở đảo không phải là chuyện dễ dàng. Do đảo Song Tử Tây lúc đó  chưa có trường riêng nên lớp học phải mượn tạm nhà của bộ đội. Nhiều đêm không có điện, thầy phải soạn giáo án và chấm bài cho HS dưới nến. Năm 2015, Trường Tiểu học đảo Song Tử Tây được xây mới, việc dạy và học của thầy trò mới bớt khó khăn.


Khi được hỏi, các thầy giáo ở đảo không nói về những khó khăn, thiếu thốn của mình, mà chỉ trăn trở cho HS. “Sách vở, tư liệu, bút viết ở đây được hỗ trợ đầy đủ. Trường cần gì đều được Phòng Giáo dục - Đào tạo của huyện Trường Sa và Sở Giáo dục - Đào tạo hỗ trợ. Tuy nhiên, do việc vận chuyển khó khăn nên nhiều kiến thức mới HS ở đây ít được cập nhật kịp thời”, thầy Việt chia sẻ.


Có mặt trong chuyến đi, ông Trần Quang Mẫn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết, đến nay, ngành đã hình thành 3 trường học trong quần đảo Trường Sa gồm: Sinh Tồn, Song Tử Tây, thị trấn Trường Sa. HS ở đây được dạy và học đảm bảo đúng chương trình, thời lượng theo quy định của bộ. Tuy nhiên, vì điều kiện xa xôi, HS ít, các lớp học ở đây được tổ chức thành các lớp ghép. Đối với các giáo viên, sau thời gian thực hiện đủ nhiệm kỳ sẽ được về đất liền, được ưu tiên chọn nhiệm sở và được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định.

Theo Báo Khánh Hòa


Tags:
Tác giả: Báo Khánh Hòa
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Triển lãm lưu động bản đồ, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại huyện Cam Lâm (18/05/2018)  
  • Hệ thống y tế ở Trường Sa: Ngày càng phát triển (11/05/2018)  
  • Lần đầu tới Trường Sa (09/05/2018)  
  • Nhiều hoạt động tuyên truyền về biển, đảo (09/05/2018)  
  • Sức sống Trường Sa (28/04/2018)  
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 4: Đất nước từ Trường Sa (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 3: Tiếng chuông chùa trên đảo xa (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 2: Điểm tựa của ngư dân (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 1: Sức sống Trường Sa Đảo xa gọi mời (21/04/2018)
  • Đoàn công tác số 4 kết thúc chuyến thăm Trường Sa (16/04/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark