Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Biển đảo quê hương
 
Sức sống Trường Sa
28/04/2018 20:55:00 PM 1,422 lượt xem

Đầu tháng 4, Đoàn công tác số 4 với hơn 220 đại biểu đã đi thăm quần đảo Trường Sa. Hải trình 10 ngày thăm 9 điểm đảo và 1 nhà giàn đã giúp cho chúng tôi tận mắt thấy sức sống kỳ diệu ở vùng đất phên dậu của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.


Sức sống  từ đảo nổi...


Sau 2 ngày làm quen sóng gió, nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là đảo Song Tử Tây. Nhìn từ biển vào, Song Tử Tây nổi lên như công viên sinh thái giữa biển Đông. Màu xanh của cây phong ba, bão táp, bàng vuông, mù u... hòa quyện với màu xanh của biển tạo nên một khung cảnh thanh bình yên ả. Dưới những tán cây, mái ngói đỏ tươi của trường học, nhà người dân hiện lên, minh chứng cho sức sống trường tồn nơi đây. Bước chân lên đảo, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước âu tàu với sức chứa hàng trăm tàu cá đã hoàn thiện, có nhiều tàu cá của ngư dân đang neo đậu nơi đây. Được thiên nhiên ưu đãi có nguồn nước ngọt nên trên đảo không thiếu các loại rau xanh, được trồng dọc con đường dẫn vào khu nhà quân và dân ở.

 

Một góc đảo Song Tử Tây

Một góc đảo Song Tử Tây


Trung tá Nguyễn Đức Độ - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây cho biết, hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên đảo phát triển từng ngày, bộ mặt của đảo có sự thay đổi đáng kể so với trước. Đảo đã có nhiều công trình bề thế như: sở chỉ huy, nhà đèn, bệnh xá, âu tàu có sức chứa từ 80 - 100 tàu cá, làng chài có thể bảo đảm cùng lúc cho hơn 300 ngư dân ăn nghỉ tại đảo... Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, toàn đảo được sử dụng điện bằng hệ thống năng lượng mặt trời và quạt gió. Nhà dân, nơi ở của chiến sĩ có ti vi, đầu karaoke để theo dõi thời sự và giải trí... “Các công trình này không những nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ trên đảo mà còn góp phần khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Vì thế, trong thực hiện nhiệm vụ, toàn quân, toàn dân trên đảo luôn hoàn chỉnh và tổ chức các phương án chiến đấu, bảo vệ đảo trong mọi tình huống với quyết tâm sẵn sàng chiến đấu cao...”, Trung tá Độ khẳng định.


Đặt chân lên đảo Sinh Tồn, đón chúng tôi là những cái bắt tay nồng hậu, những cái ôm thắm thiết của quân và dân trên đảo. Nếu không nhìn bốn bề sóng vỗ và cát trắng, chúng tôi cứ ngỡ mình đang ở một làng quê yên bình nào đó trong đất liền. Xen lẫn dưới tán lá là trường học, trụ sở ủy ban, trạm xá, chùa… Và ở mỗi nhà dân, những giàn mướp, khổ qua lúc lỉu quả cùng với luống rau xanh mướt phía sau vườn. Đi giữa đảo, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống yên bình nơi đây khi thi thoảng được nghe tiếng chuông chùa vang vọng, tiếng ê a học bài của trẻ em trên đảo.

 

Quân và dân trên đảo Song Tử Tây đón đoàn đại biểu.

Quân và dân trên đảo Song Tử Tây đón đoàn đại biểu.


Sinh Tồn là một trong những đảo không có nước ngọt. Thổ nhưỡng chủ yếu trên đảo là cát, san hô. Tuy nhiên, với sự đầu tư và chăm chút của cả nước, thì hiện nay, việc thiếu nước ngọt ở đảo đã được khắc phục. Nhiều bể ngầm nước ngọt được xây dựng đã cơ bản đảm bảo nước sinh hoạt hàng ngày cho dân và quân ở đảo. Với ý chí tự lực, tự cường và tinh thần chủ động, đoàn kết khắc phục khó khăn, quân và dân xã đảo Sinh Tồn đã tích cực tăng gia sản xuất tự bảo đảm được 100% nhu cầu rau xanh và một phần lớn thực phẩm. Hệ thống năng lượng pin mặt trời và quạt gió được đầu tư những năm gần đây đã giúp quân và dân trên đảo có điện sinh hoạt. Khi màn đêm buông xuống, đảo Sinh Tồn như một thành phố lung linh, huyền diệu tràn đầy sức sống giữa trùng khơi.

 

1

Các em bé ở đảo Song Tử Tây


Còn ở “thủ phủ” Trường Sa Lớn, những công trình kiên cố từ sân bay, bến tàu, cầu cảng, trung tâm y tế, trường học…  được dựng xây trên nền thổ nhưỡng vốn là cát san hô phủ lớp mùn mỏng. Không chỉ như pháo đài sừng sững kiên trung giữa Biển Đông, Trường Sa Lớn hiện nay điện sáng lung linh, cây xanh ngát bốn mùa.


 ... đến đảo chìm


Dù đã biết hải quân có tài trồng rau, song ai nấy không khỏi trầm trồ khi bước chân đến các đảo chìm, được tận mắt chứng kiến những vườn rau xanh mướt nằm xung quanh đảo. Nắng bỏng rát và gió mặn chát, nhưng mồng tơi lá to bằng bàn tay, rau muống thẳng tắp, cải mới lên mầm mơn mởn, lá húng, lá chanh xanh mướt…

 

Vườn rau xanh mướt trên đảo chìm Cô Lin.

Vườn rau xanh mướt trên đảo chìm Cô Lin.


Đại úy Tô Văn Thư - Chỉ huy trưởng đảo Tiên Nữ cho biết, được sự động viên, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước hướng về Trường Sa, nên những năm gần đây, hệ thống nhà cửa ở đảo đã được xây dựng mới đi kèm nhiều trang thiết bị hỗ trợ, giúp nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Từ sự hỗ trợ này, cán bộ, chiến sĩ chủ động tăng gia sản xuất, tận dụng các vật liệu dư thừa che chắn gió, nước mặn, sử dụng nước sinh hoạt dùng trong tắm rửa tưới rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm... “Năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018, đơn vị đã tăng gia và đưa vào bữa ăn được 1.340kg rau xanh và 1.100kg cá tươi. Ngoài ra, anh em trên đảo đã hỗ trợ 1.600 lít nước ngọt, và nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm, cấp thuốc chữa bệnh miễn phí cho 75 lượt ngư dân, giúp đỡ cho 15 ngư dân bị đắm thuyền ăn ở, sinh hoạt tại đảo…”,  Đại úy Thư nói.


Cũng giống như đảo Tiên Nữ, tại các đảo chìm chúng tôi được tới thăm như: Thuyền Chài, Núi Le, Cô Lin, bên cạnh khối nhà được xây mới, các đảo được xây dựng thêm các bể chứa nước ngọt, đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời. Với từng bao đất, hạt giống đất liền gửi ra, các chiến sĩ trên đảo tận dụng các khoảng trống xây dựng vườn rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Riêng năm 2017 được sự hỗ trợ của đất liền, tất cả các đảo chìm đều được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Chiến sĩ Nguyễn Duy Phương - đảo Cô Lin chia sẻ: “Từ lúc có hệ thống lọc nước mặn, nguồn nước ở đảo không quá khó khăn như trước. Cuộc sống ở đảo hiện nay tương đối đầy đủ, trong bữa ăn, có đủ rau xanh, thịt, cá. Nhờ có hệ thống năng lượng mặt trời nên chúng tôi cũng biết được tin tức thời sự trong nước, được thường xuyên liên lạc với gia đình qua điện thoại. Chúng tôi luôn khắc ghi những tình cảm của đất liền hướng đến Trường Sa. Đây là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần rất lớn cho những người lính ở đầu sóng, ngọn gió, tiếp thêm tinh thần để chúng tôi sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.


Đại tá Bùi Đình Dương - Chủ tịch huyện Trường Sa cho biết, những năm gần đây, với sự chung tay của cả nước hướng về Trường Sa, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, năm 2017, cơn bão số 16 tràn qua gây thiệt hại lớn cho quân và dân ở quần đảo Trường Sa. Nhờ sự hỗ trợ kịp thời về thuốc men, phân bón, hóa chất khử khuẩn... của cả nước nói chung và của Khánh Hòa nói riêng đã giúp quân và dân ở đảo Trường Sa khắc phục kịp thời các thiệt hại. Hiện nay, hệ thống cây xanh, vườn rau, chuồng trại đã được khôi phục gần như trước. Nhưng do cơn bão số 16 với những đợt sóng cao 7 - 8m tràn qua đảo, làm cho toàn bộ thềm, bể nước ngọt của nhiều đảo bị nhiễm mặn. Để đảm bảo cho nguồn nước ngọt ở các đảo Trường Sa ổn định, lâu dài, các đảo vẫn cần lắm sự chung tay của cả nước hỗ trợ xây dựng các bể xi măng chứa nước ngọt.


10 ngày đến với Trường Sa, giúp chúng tôi thấy được sức sống kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió; và càng hiểu, yêu hơn biển đảo của Tổ quốc.

Theo Báo Khánh Hòa


Tags:
Tác giả: Báo Khánh Hòa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Tiễn đoàn công tác ra Trường Sa (29/05/2018)  
  • Triển lãm lưu động bản đồ, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại huyện Cam Lâm (18/05/2018)  
  • Hệ thống y tế ở Trường Sa: Ngày càng phát triển (11/05/2018)  
  • Lần đầu tới Trường Sa (09/05/2018)  
  • Nhiều hoạt động tuyên truyền về biển, đảo (09/05/2018)  
  • Những lớp học ở Trường Sa (26/04/2018)  
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 4: Đất nước từ Trường Sa (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 3: Tiếng chuông chùa trên đảo xa (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 2: Điểm tựa của ngư dân (21/04/2018)
  • Tổ quốc nơi đầu sóng! Kỳ 1: Sức sống Trường Sa Đảo xa gọi mời (21/04/2018)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark