Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Kinh tế - Du lịch
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
      • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
      • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
      • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Công tác tổ chức
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác kiểm tra
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác dân vận
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác nội chính
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác văn phòng
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Nông thôn mới
  • Cơ chế - Chính sách
 

Một số kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh

11/08/2022 08:43:04 AM 1,167 lượt xem

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhận thức và hành động trong công tác dạy nghề lao động nông thôn,phát triển nhân lực nông thôn của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể, qua đó đã xác định được trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ về dạy nghề cho người lao động, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện trên các mặt:

Về sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp:  Hiện nay, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bổ khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đào tạo hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Toàn tỉnh hiện có 38 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 04 trường cao đẳng; 11 trường trung cấp; 07 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 16 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh với tổng số 37.735 người (trong đó: trình độ cao đẳng là 4.665 người với 29 nghề đào tạo; trình độ trung cấp là 7.060 người với 33 nghề đào tạo; trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 26.010 người).

Đào tạo nghề cho học viên tại Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh. (Ảnh: Báo Khánh Hòa điện tử)

 

Về kiện toàn, tổ chức nhân sự thực hiện dạy nghề và cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề: Đến nay, tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh là 1.019 người, trong đó nhà giáo là 970 người (nhà giáo trực tiếp đứng lớp là 813 người, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy là 156 người), gồm 12 tiến sĩ, 215 thạc sĩ, 558 đại học, 164 trình độ cao đẳng và 71 trình độ trung cấp. Hầu hết nhà giáo đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm[1]; 100% cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Về công tác tư vấn, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề: Trước khi triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cấp xã trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016-2018 và những năm tiếp theo đã chỉ đạo thực hiện khảo sát, thống kê kế hoạch, nhu cầu, điều kiện tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu ngành nghề và trình độ chuyên môn; đồng thời khảo sát và dự báo mức lương bình quân theo nhóm ngành nghề và khu vực tuyển dụng. Qua các đợt điều tra khảo sát đã cung cấp thông tin cho các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện xây dựng, đề xuất kế hoạch đào tạo nghề, xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Về đổi mới chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn: Qua 10 năm, UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành danh mục 62 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên, trong đó có 15 nghề nông nghiệp và 47 nghề phi nông nghiệp. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện điều chỉnh, biên soạn bổ sung cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và đề xuất, xây dựng chương trình, đào tạo nghề mới phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.

 Về xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn: Trong giai đoạn 2011 - 2014, tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo cho 07 cơ sở dạy nghề với tổng kinh phí 14.000 triệu đồng từ nguồn kinh phí Trung ương thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giai đoạn 2016 - 2020, có 08 trường cao đẳng và trung cấp thuộc tỉnh được giao kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ “hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo” với tổng kinh phí 97 tỷ đồng. 08 trường trung cấp công lập đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất trong giai đoạn 2021-2025.

Về kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn: Trong giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề các cấp trình độ cho 189.777 lao động nông thôn. Kết quả đã có 14.162 lao động nữ tham gia đào tạo nghề (chiếm 44,74%), lao động nam tham gia đào tạo chiếm 55,26%; 1.680 đối tượng thuộc hộ nghèo tham gia đào tạo nghề, chiếm 5,31%; 1.424 đối tượng thuộc hộ cận nghèo tham gia đào tạo nghề, chiếm 4,5%; 5.027 đối tượng là người dân tộc thiểu số tham gia đào tạo nghề, chiếm 15,88%. Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo, học xong làm đúng ngành nghề đào tạo là 27.819 người, tỷ lệ có việc làm sau khi đào tạo đạt trên 91%, trong đó 8.247 người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.508 người đươc doanh nghiệp đơn vị bao tiêu sản phẩm; 17.925 người tự tạo việc làm. Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và bố trí kinh phí, huy động từ nhiều nguồn vốn cho việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó nguồn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện là 87.547 triệu đồng, bao gồm: ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở vật chất cho 07 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnhlà 14.000 triệu đồng; ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 73.574 triệu đồng.

Có thể nói, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, nhận thức của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là quần chúng nhân dân về đào tạo nghề có chuyển biến tích cực. Từ chỗ người dân học theo phong trào, học chỉ để cho biết, đã chuyển sang học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, để nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, có năng suất thu nhập cao hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã tác động tích cực trong việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giúp chuyển đổi cơ cấu lao động, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

CTV Hải Quang


Tags:
Tác giả: Hải Quang - BTGTU
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Thanh tra tỉnh Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số (13/09/2022)  
  • Chương trình OCOP: Khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới (25/08/2022)  
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố Cam Ranh (24/08/2022)  
  • Hướng tới bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả (23/08/2022)  
  • Tập trung các giải pháp giảm nghèo bền vững (22/08/2022)  
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính (02/08/2022)  
  • Đoàn khảo sát số 2 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh làm việc với Thành ủy Cam Ranh về việc thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU của Tỉnh ủy (14/06/2022)  
  • Xuất khẩu bưởi sang Hoa Kỳ: Người trồng chưa sẵn sàng (03/06/2022)  
  • Hiệu quả từ các chính sách xã hội (02/06/2022)  
  • UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính về đất đai ở Cam Lâm (30/05/2022)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark