Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Kinh tế - Du lịch
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
      • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
      • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
      • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Công tác tổ chức
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác kiểm tra
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác dân vận
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác nội chính
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác văn phòng
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Nông thôn mới
  • Cơ chế - Chính sách
 

Nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

01/10/2019 17:00:00 PM 5,631 lượt xem

          Trong thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh triển khai trên diện rộng và đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn từ đồng bằng đến miền núi đã có những đổi thay rõ nét, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đào tạo nghề cho lao động nông thôn,...đã mang lại hiệu quả, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên việc triển khai Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, nhất nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); một số tiêu chí nâng cao, chưa có sự phân biệt giữa địa bàn miền núi, vùng DTTS và vùng đồng bằng trở thành lực cản không nhỏ cho các địa phương trong việc phấn đấu đạt tiêu chí và giữ vững, nâng cao chất lượng xã nông thôn mới.

          Một số kết quả đạt được

          Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Khánh Hoà có 94 xã thuộc 08 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 48 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chiếm 51,1% số xã). Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 42/94 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 11/48 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: Xã Vạn Lương, Vạn Phú, Xuân Sơn, Vạn Bình, Ninh Vân, Cam Tân, Cam Hòa, Cam Hiệp Bắc, Cam An Bắc, Cam Bình, Cam Thành Nam). Số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn bình quân chung trên địa bàn 48 xã là 11,5 tiêu chí/xã, thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh (13,9 tiêu chí/xã) là 2,4 tiêu chí/xã; không có xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, một số tiêu chí đạt thấp như: Giao thông 25/48 xã; Trường học 23/48 xã; Cơ sở vật chất văn hóa 12/48; Thu nhập 13/48 xã; Hộ nghèo 16/48 xã; Tổ chức sản xuất 15/48 xã; Giáo dục và đào tạo 28/48 xã; Y tế 28/48 xã; Môi trường và an toàn thực phẩm 15/48 xã; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 13/48 xã.

          Từ năm 2016 đến tháng 05/2019, bằng nguồn vốn ngân sách, tỉnh đã hỗ trợ các xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số 121.760 triệu đồng để triển khai thực hiện 85 công trình thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới (trong đó, hỗ trợ xây dựng 51 công trình giao thông, 02 công trình thủy lợi, 15 công trình trường học, 11 công trình cơ sở vật chất văn hóa, 02 công trình cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 03 công trình hạ tầng khu sản xuất tập trung và 01 công trình nước sạch).  Ngoài ra, từ nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn và lồng ghép các Chương trình kinh tế xã hội trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh, các xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ, thực hiện xây dụng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

          Nhìn chung, việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã thực sự mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp thay đổi nhận thức, khích lệ nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia, tạo sức lan tỏa rộng đến cả vùng miền núi và DTTS vốn còn nhiều khó khăn. Người dân ở một số địa phương đã tích cực tham gia hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đường mở rộng giao thông nông thôn; góp vốn cùng với Nhà nước đầu tư các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tu sửa nhà cửa, nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi thay đổi đáng kể so với trước kia, hạ tầng nông thôn dần được đầu tư khang trang, sạch đẹp hơn; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn,...cũng đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng núi và đồng bào DTTS. Đặc biệt, Khánh Hòa là một trong các tỉnh không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

          Nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện

          Cái khó nhất hiện nay trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Khánh Hòa là số xã vùng DTTS và miền núi chưa đạt chuẩn nông thôn mới còn rất nhiều (37/48 xã), nhiều tiêu chí đạt thấp. Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ còn hạn hẹp (và không được Trung ương hỗ trợ do tỉnh tự cân đối ngân sách để thực hiện) trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới cao, khả năng đóng góp của người dân vùng DTTS và miền núi còn hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, việc chú trọng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng gây áp lực lớn về ngân sách tỉnh, trong khi đó vấn đề quan trọng nhất là sinh kế, đời sống của người dân ở vùng DTTS và miền núi chậm thay đổi; lợi thế của địa phương về sản vật, cảnh quan, văn hóa chưa được khai thác hết tiềm năng. Các tiêu chí chưa có sự phân biệt giữa địa bàn thuận lợi và địa bàn khó khăn; áp lực xã về đích nông thôn mới dẫn đến việc dồn quá nhiều nguồn lực thực hiện một số tiêu chí chạy theo bề nối, chủ yếu là xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, chưa hướng đến hiệu quả, kết quả thiết thực với người dân.

          Hơn nữa, trình độ dân trí của người dân tại địa bàn các xã vùng DTTS và miền núi còn thấp, năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế; tình trạng thiếu nước sản xuất, sinh hoạt còn phổ biến; quy mô sản xuất tại các xã còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng một số cây trồng, con vật nuôi chưa cao; sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp còn phổ biến; việc ứng dụng khoa học - công nghệ, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất tuy đã được cải thiện song còn nhiều hạn chế,... Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa năng động, chưa khai thác và phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của tỉnh. Ðây đều là những lực cản không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi và đồng bào DTTS.

          Giải pháp đề ra

          Mục tiêu Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND, ngày 13/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra phấn đấu đến cuối năm 2020, tỉnh Khánh Hòa có 58/94 xã (61,7% số xã), trong đó có 20 xã thuộc vùng DTTS và miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Do vậy, Tỉnh cần tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhất đầu tư cho các tiêu chí về hạ tầng, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động để đạt chuẩn các tiêu chí mềm của các xã vùng miền núi và DTTS, góp phần đạt mục tiêu không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn bình quân chung trên địa bàn toàn tỉnh là 16,5 tiêu chí/xã.

          Trên cơ sở mục tiêu trên, Tỉnh đã xác định một số giải pháp chủ yếu để thực hiện như: (1) Thường xuyên cập nhật và truyền thông những thông tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm hay của các tổ chức, cá nhân, hội đoàn thể trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng cư dân nông thôn trong việc tổ chức sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn vệ sinh, dịch bệnh; tổ chức hợp tác liên kết nông dân sản xuất cùng ngành hàng. (2) Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh tạo ra nông sản với khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như giống, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, vùng miền núi và DTTS. (3) Tiếp tục triển khai thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”; tập trung hỗ trợ các loại hình sản xuất, phù hợp với khu vực nông thôn; xây dựng các mô hình điểm về xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiếu mẫu, mô hình khu dân cư kiểu mẫu, tạo định hướng, động lực cho các địa phương khác triển khai thực hiện. (4) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác nông thôn mới cấp xã, tăng cường cán bộ chuyên trách về nông thôn mới, giảm bớt cán bộ kiêm nhiệm, hạn chế tối đa tình trạng cán bộ phải “đóng quá nhiều vai” vừa thuộc các ban chỉ đạo, vừa thuộc ban điều hành, tổ giúp việc.

Quang Chính - VPTU


Tags:
Tác giả: Quang Chính -VPTU
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Hiện đại hóa việc quản lý hồ sơ người có công (11/11/2019)  
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính (28/10/2019)  
  • Định canh, định cư cho người dân thôn Dốc Trầu (24/10/2019)
  • Kiên quyết giải thể hợp tác xã không hoạt động (07/10/2019)  
  • Đề xuất hỗ trợ người trồng mía (03/10/2019)  
  • Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (25/09/2019)  
  • Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp: Cần tiếp tục duy trì (19/09/2019)  
  • Khảo sát việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn (17/09/2019)  
  • Phòng hộ cho Hoa Sơn (26/08/2019)  
  • Hướng đi cho người thiếu đất sản xuất (22/08/2019)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark