Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh
      • Đảng ủy UBND tỉnh
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Bài phát biểu Thường trực Tỉnh ủy
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
 
Khánh Hòa: Ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
23/12/2023 09:31:43 AM 2,058 lượt xem

Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nhất là người dân sinh sống tại các khu vực có di tích đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 13/9/2019 về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa.

Biểu diễn múa Chăm ở Khu di tích Tháp Bà Ponagar.

Qua 03 năm triển khai thực hiện, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; công tác tuyên truyền, giáo dục về lịch sử - văn hóa được tiếp tục được mở rộng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng; công tác xã hội hóa trong việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả tích cực... Một số giá trị di sản văn hóa của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh bước đầu được nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc đầu tư, hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh, mang lại nguồn thu ổn định. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Khánh Hòa, tạo sự gắn kết với phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự đồng bộ giữa các vùng, miền; hoạt động giáo dục về lịch sử - văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc cho đối tượng học sinh, sinh viên còn nặng về lý thuyết, thiếu sự trải nghiệm, hiệu quả chưa cao; việc triển khai trùng tu các di tích xuống cấp còn chưa kịp thời; chưa quy định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, tu bổ di tích giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; chưa có nhiều tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn...

Với mục tiêu xây dựng, gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh nhằm tôn vinh, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, vì lợi ích của toàn xã hội; sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, làm giàu văn hóa truyền thống Việt Nam và góp phần mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, tăng doanh thu du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/TU, ngày 22/12/2023 về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, các mục tiêu cần thực hiện từ đây đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:

Đến năm 2025: lập hồ sơ quản lý chi tiết đối với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh; trình cấp có thẩm quyền công nhận bảo vật quốc gia đối với Đàn đá Khánh Sơn, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Bia chủ quyền Trường Sa và Tháp Bà Ponagar Nha Trang; hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Trường Sa; tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số... Thực hiện việc tôn tạo, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng, ưu tiên các di tích có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Lập Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Diên Khánh. Đồng thời, xây dựng “Đề án về du lịch văn hóa của tỉnh”, trong đó lấy huyện Diên Khánh với thành cổ Diên Khánh làm trung tâm kết nối các tuyến du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa huyện Diên Khánh trở thành đô thị sinh thái, văn hoá truyền thống theo mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

Đến năm 2030: hoàn thành việc xây dựng mới và đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế văn hóa trọng điểm của tỉnh; tiếp tục tôn tạo, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng nhất là đối với các di tích có hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia tượng Tháp Bà Thiên Y A Na tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang; đưa du lịch văn hóa trở thành một trong một các dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch tỉnh nhà...

Để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra như trên, Tỉnh ủy đã đưa ra các các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao hiệu quả phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giữ gìn và phát triển các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế và lợi thế của từng địa phương. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác các di sản văn hóa. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Phát huy hiệu quả sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí trong hoạt động tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững; tích cực phổ biến, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa tạo sự lan tỏa, nâng cao giá trị di sản, ý thức bảo vệ gìn giữ di sản trong cộng đồng.

Kịp thời khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nghiên cứu việc đưa các giá trị văn hóa, thông tin về di sản văn hóa vào chương trình giảng dạy tại các cấp học. Tăng cường hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế cho học sinh, sinh viên. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, dân tộc.

(2) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa giàu bản sắc văn hóa truyền thống

Tập trung nghiên cứu, bảo tồn, giữ vững các danh hiệu di sản văn hóa đã được công nhận là di sản quốc gia và thế giới. Đồng thời, chú trọng vai trò của các chủ thể văn hóa với tư cách là người sáng tạo, gìn giữ giá trị văn hóa trong việc phát huy di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc; tôn vinh các giá trị di sản văn hóa và khuyến khích sáng tạo các giá trị văn hóa mới.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa hoạt động
bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; thu hút đầu tư xây dựng các dự án du lịch gắn với tham quan di tích, các di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam, thắng cảnh… của tỉnh. Đồng thời, định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh khác trong lòng di sản một cách bền vững; quy định chi tiết về quy tắc ứng xử với di sản; kiểm soát nghiêm ngặt tác động về sức chứa, loại hình hoạt động và cân bằng nhịp sống của hệ sinh thái tại di sản. Khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàn thành việc đánh giá hiện trạng và xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học... của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn gắn với hoạt động xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng. Rà soát, thực hiện có hiệu quả công tác phân loại, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đối với các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh, bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Trên cở sở đó, đề xuất và thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản văn hóa vật thể; nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về di sản văn hóa Khánh Hòa; ứng dụng công nghệ số trong quản lý khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch văn hóa; tăng cường đào tạo kỹ năng thuyết minh và ứng dụng thuyết minh tự động trong hoạt động hướng dẫn du lịch và phát triển sản phẩm du lịch thông minh.

(3) Nghiên cứu, lựa chọn các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững

Lựa chọn, định hướng cụ thể đối với việc sử dụng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc, tốt đẹp của các dân tộc trong phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của từng dân tộc, địa phương trên địa bàn tỉnh đến với du khách, bạn bè trong và ngoài nước thông qua các lễ hội, liên hoan, triển lãm, tác phẩm văn học, nghệ thuật... Nghiên cứu khai thác các tour về nguồn, đến với các di tích lịch sử, “địa chỉ đỏ” để giới thiệu về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân tỉnh Khánh Hòa. 

Tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, sáng tạo, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Lựa chọn không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các làng bản nhằm bảo lưu các loại hình văn hóa truyền thống như: kiến trúc, nghề thủ công, ẩm thực, các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội... nhằm tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc trưng, đa dạng, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch văn hóa phù hợp, trong đó lựa chọn sản phẩm du lịch dựa trên phát huy giá trị di sản văn hóa; phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng; tôn trọng đa dạng văn hóa, đề cao vai trò văn hóa bản địa; nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một; nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh. Thực hiện bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể ngay trong đời sống, sinh hoạt cộng đồng với người dân là chủ thể, hạt nhân.

(4) Xây dựng cơ chế, chính sách, tập trung các nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc

Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đầu tư hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại. Lấy giá trị của các di sản văn hóa để xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, con người, vùng đất Khánh Hòa đến với nhân dân, bạn bè trong nước và quốc tế.

Bố trí cân đối từ nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa được phê duyệt theo quy định hiện hành. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các địa phương có tiềm năng và lợi thế về du lịch văn hóa, cộng đồng. Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác, liên kết trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc tốt đẹp các dân tộc. Huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Nghiên cứu việc thành lập Quỹ từ nguồn xã hội hóa để động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân và các tổ chức, cá nhân chung tay, góp sức vào việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích.

Khuyến khích hoạt động truyền dạy của các nghệ nhân với tư cách là chủ thể nắm giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Rà soát, đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; phát huy vai trò nghệ nhân dân gian, người có uy tín trong cộng đồng.

Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm... về giá trị văn hóa các dân tộc.

Thực hiện có hiệu quả phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương làm việc tại các di tích, các khu, điểm du lịch; xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động của các ban quản lý di tích, điểm du lịch phù hợp với quy mô, tính chất loại hình, tình hình và điều kiện thực tế ở địa phương.

(5) Tăng cường liên kết, hợp tác trong bảo tồn, phát huy bản sắc di sản văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững

Nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa - du lịch của tỉnh; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa diễn ra trong và ngoài nước nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Khánh Hòa, góp phần thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc di sản văn hóa của tỉnh.

Xây dựng nội dung hợp tác và phối hợp, trao đổi và phổ biến sâu rộng giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc cũng như các hoạt động văn hoá, nghệ thuật gắn với hoạt động đối ngoại, quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư... Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong và ngoài nước để mở rộng thị trường khách du lịch, nhất là các thị trường tiềm năng lớn.

Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả có hiệu quả Nghị quyết, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, Tỉnh ủy đề nghị các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết này đến toàn thể cán bộ, đảng viên bằng hình thức phù hợp; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch với các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị mình.

N.X.T

 


Tags:
Tác giả: Xuân Tuyên - VPTU
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TU về chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 (06/02/2024)
  • Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương: Phải đề xuất được mô hình phù hợp (25/01/2024)  
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (03/01/2024)
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững (28/12/2023)
  • Vùng 4 Hải quân: Học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 8 (26/12/2023)  
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa: Ban hành Chỉ thị số 23 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản (22/12/2023)
  • Diện mạo đô thị hiện đại từng ngày (21/12/2023)
  • Khó hoàn thành chỉ tiêu độ che phủ rừng (18/12/2023)
  • Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách (27/11/2023)
  • Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (22/11/2023)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark