Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh
      • Đảng ủy UBND tỉnh
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Bài phát biểu Thường trực Tỉnh ủy
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
27/06/2024 09:21:43 AM 1,745 lượt xem

Truyền thống quý báu của đất nước Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, tôn vinh, biết ơn những người đã hy sinh cho Tổ quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới. Bác Hồ không chỉ quan tâm, lo lắng, chỉ đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, mà chính Người luôn dành tình thương đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp đối với thương binh và gia đình liệt sĩ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, để có được những thắng lợi cách mạng vẻ vang, các thế hệ người Việt Nam chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt… Nhiều chiến sĩ cách mạng, hàng triệu đồng chí, đồng bào đã hy sinh thân mình hoặc suốt đời mang trên mình thương tật, bệnh tật, di chứng của chiến tranh. Sự hy sinh ấy là vô giá, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đời đời ghi công và biết ơn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thương binh, liệt sĩ

Cách đây 77 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh - Liệt sĩ để “Tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái” với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công. Người yêu cầu phải quan tâm, báo đáp để các đối tượng chính sách “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động có ích cho xã hội”, với phương châm “Đồng bào sẵn sàng giúp, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm”.

Ngày 27-7 hàng năm, Bác không những gửi thư thăm hỏi mà còn phát động Nhân dân quyên góp tiền, vật chất… ủng hộ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Bác đã gửi một bức thư cảm động nhân ngày thương binh toàn quốc đầu tiên: “Ngày 27-7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi và các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng lại là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng … ”. Mỗi lần đến nghĩa trang viếng, đứng trước những nấm mồ liệt sĩ, trước bia tưởng niệm “Tổ quốc ghi công”, Bác đều không cầm được nước mắt. Thay mặt cả dân tộc, Người bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với các liệt sĩ, “Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam”.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng 3/2/1960, Bác kêu gọi toàn Đảng, toàn dân “Ăn quả nhớ người trồng cây”, biết ơn công lao trời biển của các liệt sĩ, biến đau thương thành hành động cách mạng. Theo Bác, người chết vì Tổ quốc, hy sinh vì đồng bào, không phải là không còn gì, mà đã biến thành sức mạnh hòa trong sức mạnh cộng đồng lớn lao hơn, mãnh liệt hơn. Hơn ai hết, Bác Hồ thấy rõ mỗi cuộc đời, khơi nguồn sức mạnh từ trong mất mát đau thương, hàn gắn tạo nên cộng đồng mới. Người khuyên nhưng là lời khẳng định với thương binh: “Tàn nhưng không phế”.

Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, năm nay Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ với những chủ trương, biện pháp và hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ trên tất cả các mặt với chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Hơn nửa thế kỷ qua, quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể đã làm được nhiều việc tốt đối với công tác thương binh - liệt sĩ và chăm sóc người có công. Đảng và Nhà nước ban hành các pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Ưu đãi người có công với cách mạng” càng khẳng định trách nhiệm, tình cảm sâu sắc của toàn dân ta đối với những người có công với nước và tích cực góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố niềm tin đối với Đảng và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với toàn dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Có thể nói, 77 năm qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều hình thức chăm sóc gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Trong đó tiêu biểu là phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ đang phát triển sâu sộng ở các địa phương, trở thành công việc thường xuyên của Nhà nước và toàn xã hội. Nhiều sáng kiến và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội, của cán bộ và Nhân dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội từ cấp Trung ương, thành phố đến tận cơ sở đã tạo nên sức sống mới của phong trào.

Trước đây, phần lớn các gia đình chính sách ở nông thôn vốn đã nghèo, lại thiếu lao động, nên cuộc sống càng thêm khó khăn. Ấy vậy, hiện nay họ không những đã ra khỏi diện đói nghèo, mà hầu hết đều đã có mức sống trung bình so với mức sống chung của cộng đồng dân cư nơi cư trú, một số đã trở nên khá giả, giàu có. Đó chính là sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, đồng thời còn bắt nguồn khởi xướng từ phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia với một trách nhiệm và tình cảm sâu sắc. Bằng những việc làm thiết thực, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa dân tộc. Phong trào đã và đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú như: Áo lụa tặng bà; áo ấm tặng mẹ; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng nhà tình nghĩa; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh nặng, cha mẹ liệt sĩ già yếu, cô đơn, con liệt sĩ; xây dựng nghĩa trang và đài liệt sĩ… đã làm rực sáng đạo lý, nghĩa cử cao đẹp của toàn dân tộc.

Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” trở thành những hoạt động xã hội sôi nổi thường xuyên, mang đậm giá trị nhân văn. Những việc làm đó thể hiện rõ nhất ý Đảng lòng dân, là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phát huy, phát triển, phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát, giúp các gia đình liệt sĩ, thương binh vượt qua đau thương, nỗ lực phi thường, không ngừng vươn lên trong cuộc sống, công tác để tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước. Có thể nhận thấy ở khắp nơi, nhiều thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã vượt lên thương tật, hoàn cảnh khó khăn để xây dựng và phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ người xung quanh, trở thành những tấm gương vượt khó, những bông hoa giữa đời thường; nhiều đối tượng và con em gia đình chính sách đã trở thành nhà quản lý giỏi, nhà khoa học ở các lĩnh vực, được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý, xứng đáng là “người công dân kiểu mẫu”, “gia đình cách mạng gương mẫu”.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã làm được rất nhiều việc trong chăm sóc các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh vẫn rất nặng nề. Hàng vạn con người vẫn còn bị di chứng chất độc da cam; vẫn còn gia đình chưa tìm được hài cốt thân nhân đã hy sinh trong chiến tranh; đời sống một bộ phận gia đình chính sách chưa ổn định, chưa vững chắc; việc quan tâm giải quyết những bức xúc của đối tượng chính sách ở một số địa phương cũng chưa kịp thời. Đây đó vẫn còn những tổ chức, cá nhân vi phạm, làm sai chính sách thương binh liệt sĩ.

Tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hòa quyện với chủ trương, chính sách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong chính sách đối với thương binh - liệt sĩ. Ngần ấy thời gian qua, dù trong chiến tranh hay trong hòa bình, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn coi trọng công việc này. Hiện nay, việc chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ đã và đang được xã hội hóa một cách tích cực. Làm tốt được những việc trên sẽ là những hành động thiết thực và giàu ý nghĩa kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7. Phong trào này càng thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ cũng là dịp để chúng ta tổ chức thăm hỏi, tặng quà, thể hiện sự thương tiếc và biết ơn. Cao đẹp thay những hành động chan chứa tình người, tình đồng đội, tình đồng chí của dân tộc ta. Tự hào thay những “thương binh tàn nhưng không phế” luôn xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ. Thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhất định Đảng, Nhà nước và toàn dân ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn công tác “Đền ơn đáp nghĩa”,“Tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái” với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn.

Nguyễn Thanh Hoàng - Trường Cao đẳng Cần Thơ


Tags:
Tác giả: Ths Nguyễn Thanh Hoàng
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Phát huy truyền thống cách mạng quê hương Ninh Hòa anh hùng; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh phấn đấu xây dựng thị xã Ninh Hòa trở thành đô thị công nghiệp vào năm 2030 (22/07/2024)
  • Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay (13/07/2024)
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay. (10/07/2024)
  • Chi bộ Khoa Du lịch Trường Đại học Khánh Hòa: Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác (04/07/2024)
  • Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay (30/06/2024)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và sự vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay (13/06/2024)
  • Tuổi trẻ Vạn Ninh học tập và làm theo Bác (03/06/2024)
  • Học Bác, điều cốt yếu nhất là học thật, làm thật (20/05/2024)
  • Nha Trang: Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo Bác (17/05/2024)
  • Lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo Bác (17/05/2024)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark