Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Học tập đạo đức tư tưởng HCM
 
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH LIỆT SĨ.
30/07/2018 11:31:00 AM 2,200 lượt xem

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” vừa là đạo lý thiêng liêng, vừa là giá trị đạo đức và lối ứng xử cao đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người càng hiểu rất rõ giá trị nhân văn của sự hy sinh của các liệt sĩ, các thương binh đối với dân tộc, với đất nước, Người nói. “máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói, sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sĩ”. 

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó nhân dân ta lại phải bước vào cuộc kháng chiến không cân sức do sự xâm lược của thực dân Pháp và các thế lực thù địch núp dưới danh nghĩa quân đồng minh. Để bảo vệ Tổ quốc thân yêu, rất nhiều người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc đời của mình cho đất nước. Họ đã ngã xuống trên chiến trường miền nam hoặc khi trở về đã mang thương tật suốt đời vì nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Ảnh minh họa

Trong tình hình ấy Đảng và nhà nước đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh và gia đình liệt sĩ. 

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20-SL về chế độ “Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”; tiếp theo là Sắc lệnh số 58-SL ngày 6-6-1947, tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập để thưởng hoặc truy tặng cho đoàn thể hay những người có công với nước, với dân hoặc tặng cho các nhân vật ngoại quốc đã có công với nước Việt Nam và quy định việc tặng thưởng,…

Để nhân dân cả nước có dịp bày tỏ lòng biết ơn tới các thương binh và gia đình liệt sĩ, tháng 6-1947, Bác đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm ngày “Ngày Thương binh”. Thực hiện chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh họp ở Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên nhất trí lấy ngày 27-7-1947 là “Ngày Thương binh, Liệt sĩ”. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày “Thương binh toàn quốc” nói rõ ý nghĩa của ngày kỷ niệm và kêu gọi mọi người có hành động thiết thực giúp đỡ thương binh: 

“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh”. “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy”.

Nhân ngày này, Bác Hồ gửi tặng cho Ban Thường trực một chiếc áo lụa, một tháng lương của Người, tiền một bữa ăn của Người và của nhân viên làm việc trong Phủ Chủ tịch, tổng cộng số tiền là 1.127 đồng.

Sau này, cứ đến ngày 27-7 hàng năm, Bác vẫn đều đặn gửi thư và tặng quà cho các thương binh và gia đình liệt sĩ. Những bức thư của Người giản dị, chân thành, đó là những lời động viên, an ủi, kêu gọi rất mộc mạc, nhưng cụ thể và thiết thực. Đọc những bức thư đó, thương binh và gia đình các liệt sĩ cũng cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ dành cho họ.

Những món quà của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy nhỏ nhưng vô cùng quý giá, vì đó chính là sự quan tâm, chăm sóc, là tình cảm của Người dành cho thương binh, bệnh binh. Những món quà đó là nguồn cổ vũ động viên tinh thần to lớn đối với thương bệnh binh làm ấm lòng người chiến sĩ.

Ngày 20-9-1950, trong "Thư gửi các chiến sĩ bị thương trong trận Đông Khê", Bác viết: "Các chú đã chiến đấu anh dũng và các chú đã giết được nhiều giặc, đã có công trong việc giải phóng Đông Khê. Chính phủ, đồng bào đều nhớ ơn các chú. Tôi gửi lời khen các chú và chúc các chú mau lành bệnh để trở lại hàng ngũ tiếp tục chiến đấu, giết giặc". Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại trên miền bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Chiến khu Việt Bắc trở về sống và làm việc ở Thủ đô Hà Nội. Chiều 31-12-1954, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc tại Đài Liệt sĩ Hà Nội.

Trong Diễn từ tại lễ đặt vòng hoa ở Đài Liệt sĩ ở Ba Đình, Hà Nội, Bác nói: “…Các liệt sĩ hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi sâu vào lòng toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong nước.

Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ.
Tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh.
Một nén hương thanh.
Vài lời an ủi.
Anh linh của các liệt sĩ bất diệt!
Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!”.

Đón "Tết Hòa bình", tối giao thừa năm 1956 (ngày 11-2- 1956), Người đi thăm và chúc Tết các đồng chí thương binh ở Trường Thương binh hỏng mắt tại phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Tại đây, Bác Hồ đã nói chuyện thân mật với các chiến sĩ, khen ngợi những thành tích công tác, học tập vươn lên của thương binh. Kết thúc buổi nói chuyện, Bác nói: "Tại mái trường này các chú được học chữ, học nghề để tiếp tục phục vụ nhân dân. Như vậy, thương binh tàn nhưng không phế"

Không chỉ dừng lại ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kêu gọi chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân và đoàn thể hãy thể hiện tình cảm thương yêu, trách nhiệm và bổn phận của mình bằng những việc làm thiết thực nhất đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mối xã cần tổ chức phong trào "đón anh em thương binh về làng" bằng cách trích một phần ruộng công để gặt hái. Hoa lợi để nuôi thương binh, tạo công ăn việc làm cho anh em thương binh. Anh em thầy thuốc và chị em khán hộ cứu thương phải hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Các cháu nhi đồng toàn quốc thi đua giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ.

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh ngày 27-7-1956, Bác viết: “…Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”.

Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về thương binh, liệt sĩ, Bác Hồ đã nói: “… Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta… Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn canh cánh trong lòng về việc đền ơn đáp nghĩa với thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đến cuối đời, trong Di chúc thiêng liêng của Người, Bác Hồ đã căn dặn biết bao điều hệ trọng về Thương binh – Liệt sĩ: “Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. 
 

Đối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng Hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

Đặc biệt, ngày 31-7-1969, Bác Hồ đã tặng Huy hiệu của Người cho 10 thương binh gương mẫu, tận tụy với công tác sản xuất, lập nhiều thành tích trên mặt trận mới. Đây là lần tặng Huy hiệu cuối cùng của Bác cho các thương binh.

Thực hiện lợi dạy của Bác Hồ, công tác đền ơn đáp nghĩa đã trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, được xã hội quan tâm và hướng vào các hoạt động thiết thực. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi với thương binh và thân nhân liệt sĩ. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội kể từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã phong gặng 2.600.000 người có công với cách mạng, 49,718 phụ nữ danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; trao tặng 231,373 nhà tình nghĩa và 628.927 sổ tiết kiệm tình nghĩa. Chương trình xây dựng quỹ “đề ơn đáp nghĩa”, chương trình tu bổ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ; đón thương binh nặng về địa phương… được triển khai sâu rộng, đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn cả về chính trị và xã hội. Đó là cách tốt nhất để chúng ta tri ân các thương binh và gia đình liệt sĩ theo lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947 - 27/7/2018), THẾ HỆ HÔM NAY NGUYỆN BƯỚC TIẾP CON ĐƯỜNG CHA ANH ĐÃ CHỌN!

“Chiến tranh” - những tổn thất của nó không gì có thể đo đếm được - Tiếng gầm rú của máy bay, tiếng đạn pháo, tiếng la hét, khóc than; những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những đứa con mồ côi cha và những đồng đội trở về với bao vết tích trên thân mình...

Chúng ta luôn tự hào và nhớ mãi về những ngày tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh. Để giữ lấy nền độc lập thiêng liêng của tổ quốc, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã ra đi với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, ra đi với tình yêu mãnh liệt cho quê hương đất nước, với lời thề bất diệt “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Các anh đã ngã xuống trên đất mẹ nhưng sự hy sinh của các anh đã làm rạng rỡ cho đất nước, con người Việt Nam. Chính sự hy sinh của các anh đã ươm mầm cho những chồi non lộc biếc của hòa bình và khát vọng. Tinh thần của các anh sẽ luôn sống mãi với quê hương, đất nước, sống mãi với tình yêu thương của đồng bào, đồng chí. Đó là sự trường tồn, bất diệt và cũng là chân lý, là lẽ sống mà không bất cứ một thế lực nào có thể khuất phục được.

Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về thương binh, liệt sĩ, Bác Hồ đã nói: “… Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta, bởi vì “máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói, sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sĩ”. Tổ quốc mãi ghi công các anh, mỗi tấc đất của quê hương đã chứa đựng tâm hồn và thể xác của các anh. CHÚNG TÔI SẼ NGUYỆN BƯỚC TIẾP CON ĐƯỜNG MÀ CÁC ANH ĐÃ CHỌN. SỐNG VÀ CỐNG HIẾN CHO QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC!

NQN - Nguồn tuyengiaokhanhhoa.vn


Tags:
Tác giả: Tuyengiaokhanhhoa.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Học tập tư tưởng của Bác Hồ và Chính phủ lâm thời về cải cách thủ tục hành chính; chống xa hoa, lãng phí (01/09/2018)  
  • Lời ca dâng Bác (01/09/2018)  
  • Để góp phần đẩy mạnh học tập, làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay (31/08/2018)  
  • Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn của cán bộ lãnh đạo (16/08/2018)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về thương yêu, chăm lo bồi dưỡng cán bộ (14/08/2018)  
  • Nội dung, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (30/07/2018)  
  • Bác Hồ với thương binh và gia đình liệt sỹ (27/07/2018)  
  • Học tập và làm theo phương pháp dân vận Hồ Chí Minh (19/07/2018)  
  • Mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh (16/07/2018)  
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa: Sức lan tỏa từ phong trào học tập và làm theo Bác (12/07/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark