Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
  • Đảng bộ cấp huyện
  • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
 
Bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc trong lễ “Bỏ mả” của người dân tộc Raglai, huyện Khánh Vĩnh
04/06/2020 09:09:00 AM 2,293 lượt xem

          Huyện Khánh Vĩnh hiện có khoảng 38 nghìn dân, trong đó dân tộc Raglai chiếm nhiều nhất với 49%. Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Raglai Khánh Vĩnh đã quan niệm có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của những người đã khuất. Người chết đã được chôn cất vẫn còn mối quan hệ với người đang sống, bởi linh hồn còn lẩn quẩn trong cõi nhân gian, nên phải làm lễ "Bỏ mả" để chấm dứt mối quan hệ này. Lễ “Bỏ mả” của dân tộc Raglai được xem là một lễ nghi truyền thống tâm linh mang giá trị bản sắc văn hóa Raglai được truyền lưu từ ngàn đời rất cần được bảo tồn. 

           Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của người Raglai. Nguồn: dantocmiennui.vn
 

Với quan niệm sống chỉ là tạm bợ, còn thế giới của người đã khuất mới là vĩnh hằng, do vậy từ rất lâu, nghi thức bỏ mả được xem là một trong những nghi lễ lớn nhất của người Raglai ở Khánh Vĩnh. Trong số các dân tộc đang sinh sống ở Khánh Vĩnh, thì dân tộc Raglai có cuộc sống mang tính cộng đồng rất cao. Trong nghi lễ bỏ mả, phải tập trung được đầy đủ những người trong làng cùng tham dự mục đích để cùng chia tay người đã khuất. Lễ nghi được thực hiện đầy đủ, trang trọng. Lễ bỏ mả thường được tổ chức sau một năm hoặc hai năm sau khi người thân qua đời. Theo quan niệm của đồng bào, nếu không làm lễ bỏ mả, thì quan hệ giữa người sống và người chết vẫn tồn tại, bởi vậy cần phải làm nghi lễ bỏ mả để tiễn biệt, đồng thời thể hiện tình cảm với người đã khuất. Khi chia tay với người đã khuất, tâm hồn người còn sống thấy thanh thản bởi nghĩ rằng người chết đã được về với tổ tiên, ông bà ở thế giới bên kia và người ở lại  không còn cảm thấy đau khổ, nặng lòng tiếc nuối với người đã khuất. 

          Trong đời sống của người Raglai, bất cứ người nào qua đời thì những người còn sống phải có trách nhiệm lo hậu sự và làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả được tổ chức với mục đích như một nghi lễ mãn tang, thể hiện tình cảm yêu thương của người còn sống đối với người đã khuất. Già Làng Cao Sáu ở Khánh Thượng cho biết: “Người Raglai quan niệm rằng khi chưa làm lễ bỏ mả cho người thân, thì dù đã chết, người thân vẫn còn lai vãng đâu đây, cũng cần ăn uống và về nhà giúp đỡ gia đình. Họ chỉ trở lại với thế giới bên kia khi được làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mã được thực hiện trong 3 ngày với những nghi thức khác nhau, mỗi nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được truyền từ đời này sang đời khác và bảo lưu một cách nguyên vẹn. Ngày đầu là ngày chuẩn bị lễ vật và thông báo đến các anh em bạn bè gần xa ở các làng khác cùng đến chung vui và tiễn đưa người chết.” Những lễ vật và vật dụng được dùng trong lễ bỏ mả thường được gia đình người quá cố chuẩn bị trước hàng tháng. Lễ vật gồm: heo, gà, rượu,…người trong làng dựng nhà mồ, làm Kagor (một con thuyền gỗ) được chạm khắc đẹp. Kagor là vật tượng trưng cho sự giàu sang phú quí mà người sống làm để tặng cho người chết. Lễ bỏ mả có những nét đặc biệt. Độc đáo nhất là bàn thờ của người quá cố có treo một chiếc tô trên di ảnh, theo quan niệm của người Raglai, chiếc tô này là nơi trú ngụ linh hồn của người quá cố. Vật đó được coi là vật gia truyền để lại để cho con cháu sau này nhớ tới người quá cố đó.

Các thầy cúng và chủ gia thực hiện một nghi thức Lễ bỏ mả. Nguồn dantocmiennui.vn

          Trước khi tổ chức lễ bỏ mả, chủ nhà phải mời đủ những người thân đã từng tham dự lễ tang người quá cố, để họ được chia tay lần cuối với người đã chết, đồng thời để bày tỏ tri ân của gia đình đối với cộng đồng. Vì vậy, muốn tổ chức lễ bỏ mả, chủ lễ nhất định phải nhờ thầy địa lý (thầy cúng) chọn ngày lành, giờ tốt; sau đó tập trung chuẩn bị ủ rượu cần, làm nhà mồ. Trong ngày đầu (Chủ Nhang) là già làng thực hiện nghi lễ cúng hồn, thông báo về nhà mồ, về ngày, giờ diễn ra lễ bỏ mả để người chết biết mà đến đón nhận những lễ vật. Sau đó là nghi thức múa, khóc tế và khấn vái để cầu xin ông bà tổ tiên cho linh hồn người chết về với tổ tiên ở bên kia thế giới. Ngày thứ hai được xem là ngày lễ quan trọng, trong ngày này bà con hàng xóm láng giềng cùng đến ăn bữa cơm để chia tay người chết. Chủ Nhang cùng đoàn người thân trong gia đình đến nhà mồ khóc tế, múa Mã la để rước hồn người chết về nhà ăn cơm. Lễ này được xem là quan trọng nhất, tất cả mọi người phải tham gia đông đủ để gặp gỡ và chia tay người chết lần cuối cùng. Mọi người cùng ăn uống, nhảy múa, ca hát bên đống lửa và ché rượu cần cho đến sáng hôm sau. Ngày thứ ba được xem là ngày chia tay vĩnh viễn người chết. Những người đàn ông khiêng lễ vật ra nhà mồ, bày lễ vật ra xung quanh. Mọi người đứng thành vòng xung quanh nhà mồ khấn vái để chia tay linh hồn người chết. Trong ngày này bao giờ cũng diễn ra tập tục mang tính truyền đời của người Raglai, đó là nghi lễ tiễn Kagor, chia của cải cho người chết. Sau khi lễ hội này kết thúc thì từ đó trở đi, người thân của người chết sẽ chấm dứt thời gian ra thăm mộ. Đối với họ, nghĩa vụ và tình cảm với người chết đã hoàn toàn hết, họ sẽ không còn bao giờ quay trở lại thăm mộ nữa.

          Như vậy, có thể nói lễ bỏ mả là một lễ hội không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn đầy chất nhân văn. Tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống. Trong thời gian 3 ngày diễn ra lễ bỏ mả, cũng là khoảng thời gian bà con xa gần tề tựu bên nhau, cùng chung mâm cơm, cùng chung bát rượu và cùng múa hát, chung vui…Nhiều hình thức nghệ thuật dân gian như chạm khắc gỗ (trụ nhà mồ, kagor) và trình diễn (múa, âm nhạc), nhờ vậy mà được lưu truyền khá nguyên vẹn từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa các dân tộc Việt Nam . Lễ bỏ mả của người Raglai thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống với người đã khất. Đồng thời là dịp thể hiện sự đền đáp công lao tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và còn là biểu hiện của tình cảm làng xóm gắn kết bền chặt, thể hiện văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người, rất cần được đồng bào Raglai tiếp tục bảo vệ,  kế thừa.

          Trong kế hoạch bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2019- 2020 hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện Khánh Vĩnh đã nhấn mạnh tăng cường "tuyên truyền, vận động,  khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số lưu giữ trang phục, trang sức truyền thống cũng như duy trì các ẩm thực, dân ca, dân vũ, nhạc cụ lễ hội dân tộc" cũng như "khuyến khích hỗ trợ các gia đình tổ chức lễ bỏ mả, lễ đền ơn đáp nghĩa, lễ ăn mừng lúa mới, lễ cưới". Điều đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc RagLai. Riêng lễ “Bỏ mả” là một lễ nghi mang tính đoàn kết cộng đồng sâu sắc, là đạo hiếu của thế hệ kế thừa, đã và đang  cần được tuyên truyền để thế hệ hôm nay hiểu rõ giá trị bản sắc văn hóa tổ tiên để lại, có kế hoạch bảo tồn không để mai một theo thời gian.

Kim Oanh

( Trung Tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Khánh Vĩnh)


Tags:
Tác giả: Kim Oanh - Đài Khánh Vĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Khánh Vĩnh: Giá keo giấy tiếp tục giảm sâu, nhiều diện tích keo đến tuổi khai thác không bán được (16/06/2020)  
  • Ông Nguyễn Xuân Long – Gương nông dân điển hình trong học tập và làm theo Bác (15/06/2020)
  • Huyện ủy Khánh Vĩnh thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (13/06/2020)
  • Vai trò quan trọng của Báo chí đối với đời sống của người dân miền núi Khánh Vĩnh (12/06/2020)  
  • Đại hội Chi bộ Khối Đảng huyện Khánh Vĩnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (06/06/2020)
  • Khánh Vĩnh tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 (03/06/2020)  
  • Khánh Vĩnh: Cần nhân rộng mô hình nuôi gà ta thả vườn (01/06/2020)
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Sông Cầu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 (29/05/2020)
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Sông Cầu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 (29/05/2020)
  • Khánh Vĩnh: Nhà vườn đa dạng hình thức tiêu thụ bưởi da xanh (27/05/2020)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark