Mổi năm, huyện Khánh Vĩnh sản xuất khoảng 8000 ha cây trồng các loại, tuy nhiên do nắng hạn kéo dài nên phần lớn diện tích các loại cây lương thực thực phẩm gieo trồng vào những tháng đầu năm đều bị ảnh hưởng làm giảm năng suất. Bên cạnh năng suất giảm người dân luôn phải đối phó với nguy cơ cháy hoa màu rất dễ xảy ra. Đã hết tháng 4 rồi mà lượng mưa rất ít so với mọi năm; khô hạn liên tục kéo dài, nguồn nước các sông, suối, ao, hồ đang cạn kiệt dần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và nguồn nước uống của người dân.
Anh Cao Hải ở thị trấn Khánh Vĩnh có trên 7 ha đất sản xuất, năm nào anh cũng trồng bắp, đậu xanh, mì ở những nơi bằng phẳng, để có thêm nguồn thực phẩm sinh hoạt cũng như chăn nuôi. Diện tích đất còn lại độ dốc cao nên phần lớn anh dành để trồng keo. Nhưng năm nay, nắng hạn liên tục dài ngày nên anh cũng chẳng gieo trĩa được gì cả, đất đang bỏ khô. “ Tôi không thể gieo trồng được gì cả vì nắng quá, không có mưa trận nào từ tết đến giờ, bà con nhân dân khổ quá ,có đất cũng không trồng gì được, nước để ăn uống cũng khan hiếm”, Anh Hải buồn rầu chia sẽ.
Một số hộ dân, tận dụng vùng bằng phẳng ẩm thấp gieo trồng được ít bắp nhưng gặp nắng cũng mất mùa năng suất giảm chỉ còn 20%. Anh Cao Nương ở thôn Gia Rú, xã Khánh Thành trồng 5 kg bắp giống, những năm được mùa, thời tiết thuận lợi Anh có thể thu được khoảng 3 tấn, nhưng năm nay chỉ thu được 6 tạ. “ Mấy năm trước cũng đất này em trồng 5 kg bắp thu được 3 tấn ,năm nay chỉ 6 tạ mất hết rồi, năng quá bắp có lên được đâu ,bà con quanh nhà em cũng vậy ,mất trắng nhiều lắm rất mong được sự hổ trợ của nhà nước để bà con ổn định cuộ sống, chứa nắng lâu thể này chẳng làm ăn gì được cả”, Anh Nương nói.
Theo dự báo từ cơ quan khí tượng thủy văn, mùa khô sẽ còn tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do đó, người dân cần lưu ý sản xuất và sử dụng nguồn nước tưới một cách hợp lý, giúp hạn chế tối đa những thiệt hại do hạn hán và cháy hoa màu vào mùa khô. Các địa phương cũng có kế hoạch điều tiết lượng nước tưới từ các kênh mương thủy lợi một cách hợp lí để cung cấp đủ cho cây trồng vụ hè thu sắp tới. 4 tháng đầu năm 2002, toàn huyện chỉ mới gieo trồng 622 ha cây lương thực, cây bột có củ là 680 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.280 ha. Môṭ số cây trồng có diện tích gieo trồng giảm hơn so vụ Đông Xuân năm trước, trong đó: lúa giảm 24ha, bắp giảm 17ha, rau đậu các loại giảm 32 ha và có 118 ha cây trồng bị thiệt hại nặng do hạn hán gây ra.


Đất đai, khô cằn bỏ hoang, kênh mương cạn khô nước ở xã Khánh Trung ( Ảnh chụp sáng 29/4)
Hiện nay là thời điểm thu hoạch cây trồng, nông dân đã thu hoạch được 50 ha bắp, 600 ha mì và một số cây lương thực thực phẩm khác, đốt nương rẫy chuẩn bị cho gieo trồng vụ chính. Vì vậy, nguy cơ cháy hoa màu và cháy rừng rất dễ xảy ra. Chính quyền các địa phương cần giám sát chặt chẽ và hướng dẫn nhân dân phát, đốt nương rẫy đúng kỹ thuật hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy xảy ra trong mùa khô năm nay. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết như hiện nay chính quyền các địa phương cũng cần khuyến cáo bà con nông dân thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lí, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và khí hậu, tránh để thất thoát giống và công chăm sóc. Ở những nơi sau khi gieo cấy lúa nước vụ hè thu, bà con cần thường xuyên ra đồng để nạo vét, tu sửa kênh mương, tận dụng các giếng đào, giếng khoan, ao, hồ hiện có để lấy nước sản xuất, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn gây ra. Hiện nay diện tích lúa đông xuân nông dân đã thu hoạch xong, năng xuất rất thấp so với các vụ mùa trước chỉ 29 tạ/ha. Thực tế sản xuất ở một số địa phương khi hạn hán diễn ra, nhiều diện tích lúa đến giai đoạn trổ bông, làm đòng bị thiếu nguồn nước tưới dẫn đến tình trạng mất mùa, nông dân vừa mất công chăm bón, chi phí đầu tư và không có thời gian để chuyển sang cây trồng khác. Trong khi đó, nếu thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp sẽ giúp người dân chủ động và an toàn trong sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn khi trồng lúa trong điều kiện thiếu nước tưới. Trên thực tế, việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp để chuyển đổi là rất cần thiết, do vậy các địa phương cần phải xác định rõ diện tích chuyển đổi, loại cây trồng sẽ chuyển đổi từ đó tập trung vận động, tuyên truyền để người dân thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi trong điều kiện thời tiết diễn biến khó lường, nguy cơ hạn hán có thể xảy ra như hiện nay.


Sông Cái chảy qua địa phận xã Khánh Thành cạn khô trơ cả đá (Ảnh chụp sáng 29/4)
Đối với đồng bào các dân tộc huyện Khánh Vĩnh, cuộc sống chỉ phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng,…Nhưng nhiều năm qua, hạn hán mất mùa, mưa, bão xảy ra thường xuyên nên bà con vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập khiến nhiều hộ nông dân đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Rất mong có sự quan tâm của Tỉnh, huyện trong việc hỗ trợ nông dân giống cây trồng, vật tư nông nghiệp và công cụ sản xuất để bà con vượt qua khó khắn ổn định cuộc sống khi mà điều kiện thiên tai khắc nghiệt vẫn đang rình rập như hiện nay.
Lê Tuyết - Trung tâm VHTT_TT Khánh Vĩnh