Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Kinh tế - Xã hội
 
Di tích và quyền sở hữu
24/08/2018 16:08:00 PM 852 lượt xem

Câu chuyện Di tích họ Vương ở cao nguyên đá Đồng Văn cho chúng ta thấy một vấn đề cần được minh bạch là quyền sở hữu tài sản đối với các di tích được xếp hạng trong cả nước hiện nay.

                                         

Di tích họ Vương (còn được gọi là Dinh Nhà Vương, Dinh Vua Mèo) nằm trong một thung lũng
thuộc địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thành Tâm).

Dư luận đang quan tâm sự việc liên quan đến Di tích họ Vương ở Đồng Văn, Hà Giang được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn từ năm 2012 nhưng đến nay con cháu nhà họ Vương mới biết.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dinh thự họ Vương cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đồng Văn là hoàn toàn hợp pháp. Một trong những căn cứ mà Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra là khoản 1, Điều 54, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, đất có di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập thì giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Tuy nhiên, khoản 2 của Điều 54 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ còn nêu rõ: Đất có di tích lịch sử - văn hoá mà di tích lịch sử - văn hoá đó thuộc sở hữu của tư nhân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu tư nhân; khoản 3 nêu: Đất có di tích lịch sử - văn hoá của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư.

Từ câu chuyện Di tích họ Vương ở cao nguyên Đồng Văn, chúng ta thấy một vấn đề cần được minh bạch là quyền sở hữu tài sản đối với các di tích được xếp hạng trong cả nước hiện nay.

Một phần Di tích họ Vương. (Ảnh: Thành Tâm)

Quyền sở hữu tài sản là một quyền thiêng liêng, được ghi nhận trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng đa hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế... Hiến pháp cũng khẳng định: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Chỉ có đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Trở lại các Di tích được xếp hạng, theo Luật Di sản văn hóa, có bốn loại hình: Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có lẽ chỉ có di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh là thuộc sở hữu toàn dân, còn lại thì đa dạng về sở hữu, một phần khá lớn thuộc sở hữu tư nhân hay cộng đồng dân cư.

Do đó, xếp hạng di tích chỉ là sự tôn vinh của Nhà nước đối với giá trị của di tích để di tích được gìn giữ lâu dài, hoàn toàn không phải là quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của người có di tích. Nếu người có thẩm quyền nhầm lẫn như vậy thì chắc không mấy ai dám cho xếp hạng di tích của gia đình, dòng họ mình.

Việc xếp hạng di tích mang đến cho cả Nhà nước và chủ sở hữu quyền lợi và nghĩa vụ về bảo quản, tu bổ di tích đồng thời được hưởng lợi từ di tích mang lại, nếu có. Cụ thể hơn, đối với người sử dụng nhà đất thuộc di tích được xếp hạng thì phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Theo nội dung quyền sở hữu thì chủ sở hữu các di tích được xếp hạng vẫn có quyền chiếm hữu, sử dụng, khai thác tài sản nhưng họ bị hạn chế về quyền định đoạt di tích.

Nghĩa vụ nặng nề đó phải đi kèm với quyền lợi, đó là được hưởng nguồn lợi từ di tích mang lại qua hoạt động du lịch, tham quan, trưng bày di tích, di vật…

Lối vào Di tích họ Vương. (Ảnh: Thành Tâm)

Nếu ở đâu hài hòa lợi ích giữa tư nhân, cộng đồng và Nhà nước thì ở đó di tích được gìn giữ tốt nhất, mà Hội An là một dẫn chứng điển hình. Ngược lại ở đâu không bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu di sản, của dân cư sống trong vùng di sản thì ở đó việc bảo tồn di tích gặp khó khăn, tiêu biểu là câu chuyện muốn trả lại danh hiệu làng cổ ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội những năm qua.

Do đó, câu chuyện Di tích họ Vương ở Đồng Văn là một trường hợp tiêu biểu để các bên xem xét lại quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản, về xếp hạng di tích để thực hiện đầy đủ, đúng đắn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích có hiệu quả cho hôm nay và mai sau./.

Theo Dangcongsan.vn


Tags:
Tác giả: Dangcongsan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản (04/09/2018)  
  • Dịp lễ 2-9: Khách du lịch nội địa sẽ tăng nhẹ (01/09/2018)  
  • Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tiếp tục tập trung 4 nội dung lớn (30/08/2018)  
  • Đoàn công tác của tỉnh dự hội nghị xúc tiến du lịch Khánh Hòa tại Hàn Quốc (29/08/2018)  
  • Quản lý, bảo tồn và khai thác Di sản- Câu chuyện từ Hội An (25/08/2018)  
  • Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2025 (24/08/2018)  
  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Kỳ vọng mới (23/08/2018)  
  • Kiến nghị tăng cường quản lý thanh toán qua POS (21/08/2018)  
  • Nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp (20/08/2018)  
  • Du lịch và bài toán tái cơ cấu (19/08/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark