Kinh tế tập thể được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Lợi ích mà kinh tế tập thể mang lại không chỉ là đưa đến cho các thành viên cơ hội tốt hơn về quyền lợi cũng như địa vị xã hội, hơn thế, xét ở phạm vi rộng lớn trên toàn xã hội, kinh tế tập thể còn góp phần tạo ra sự ổn định xã hội, ổn định chính trị.
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản vùng Nam Trung Bộ Ảnh.Internet
Kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) ở Khánh Hòa đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 30/9/2023, tỉnh có 184 hợp tác xã; 04 quỹ tín dụng nhân dân; 01 liên hiệp Hợp tác xã. Trong đó, có 158 hợp tác xã đang hoạt động; 24 hợp tác xã tạm ngừng hoạt động và 21 hợp tác xã đã giải thể. Tổng số thành viên hợp tác xã trên toàn tỉnh là 39.417 thành viên, với tổng số vốn hoạt động ước tính trên 1.406 tỷ đồng, thu hút hơn 13,2 nghìn lao động thường xuyên, mang lại thu nhập bình quân 40 triệu đồng/người/năm, với doanh thu bình quân 1,8 tỷ đồng/hợp tác xã; lợi nhuận sau thuế ước đạt 245 triệu đồng/hợp tác xã. Các hợp tác xã đã tổ chức hiệu quả hoạt động dịch vụ, mở rộng phạm vi kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác, liên kết với các đối tác để tăng tích lũy cho hợp tác xã và nâng cao thu nhập thành viên, hội viên. Qua đó, hình thành một số mô hình mới như: Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã phi nông nghiệp để phát triển sản xuất được hình thành và từng bước phát triển ổn định. Nhiều liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Một số hợp tác xã nông nghiệp đã có bước chuyển mình rõ nét theo hướng xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm (năm 2023 có 07 HTX đăng ký tham gia chương trình OCOP; các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng; từng bước tăng tỷ lệ máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất, tăng năng xuất lao động, chất lượng hàng hóa, giá trị và khả năng cạnh tranh; tiếp tục phát huy vai trò của các quỹ tín dụng nhân dân. Tích cực tham qua quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại: Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản vùng Nam Trung Bộ, Hội chợ Thương mại - Du lịch quốc tế Nha Trang 2023, Phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023… Góp phần đưa đặc sản của địa phương, đơn vị đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, nhiều vấn đề, vướng mắc cần được các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ: các quy định, điều kiện về doanh thu, lãi suất, vốn đối ứng trở thành rào cản đối với việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước; việc huy động vốn để mở rộng sản xuất trong thành viên chưa cao; năng lực đội ngũ cán bộ hợp tác xã chưa đồng dều công tác liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn; chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của hợp tác xã; hoạt động của các tổ hợp tác chưa ổn định, còn mang tính tự phát…
Nhằm phát huy kết quả đạt được và từng bước khắc phục những vướng mắc, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành liên quan cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) và Chương trình hành động số 46-CTr/TU, ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, nhằm giúp xã hội có nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nên kinh tế thị thường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, vai trò của người đứng đầu trong việc tăng cường lãnh đạo thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tiếp tục tham mưu đề xuất việc thành lập Quỹ Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa và thành lập Trung tâm dịch vụ phát triển Hợp tác xã thuộc Liên minh Hợp tác xã. Quan tâm, giải quyết kịp thời các kiến nghị, tồn tại tạo điều kiện để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển ổn định, bền vững. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo của đội ngũ chủ chốt của các hợp tác xã, quỹ tín dụng, liên hiệp hợp tác xã, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới đặt ra.
Ba là, phát huy vai trò nòng cốt của Liên minh hợp tác xã tỉnh trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm, đưa nông sản an toàn,chứng nhận VIETGAP, OCOP vào hệ thống cửa hàng, siêu thị…góp phần quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước.
Tư là, tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trong việc vận động thành viên, hội viên tham gia tích cực, mạnh mẽ các phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo khí thế sôi nổi trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) và Chương trình hành động số 46-CTr/TU của Tỉnh ủy.
CTV Hải Quang - BTGTU