Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Mô hình điển hình
 
Cam Lâm: Nhiều mô hình sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
05/07/2019 13:46:00 PM 1,086 lượt xem

Thời gian qua, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết thực.


Nhiều mô hình hiệu quả


Ở thôn Văn Sơn (xã Cam Phước Tây), người dân rất thán phục tinh thần vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững của hộ ông Bo Văn Thơ (người dân tộc Raglai). Được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Nông dân xã, gia đình ông đã mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, dê thương phẩm. Ban đầu, ông chỉ có 2 cặp bò mẹ con và 11 con dê. Nhờ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên ông đã áp dụng hiệu quả vào mô hình của gia đình mình. Bên cạnh đó, ông còn mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng bắp, chuối cho năng suất và thu nhập cao. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông ngày càng phát triển, nhà cửa xây dựng khang trang. Hiện tại, nhà ông có 9 con bò sinh sản, mỗi năm cho thu nhập 90 triệu đồng từ việc bán bò con. Cùng với đó, hơn 4ha trồng bắp và chuối cũng mang về thu nhập khá cao cho gia đình. Kinh tế ổn định, ông Thơ có điều kiện để giúp đỡ những hộ nghèo trong thôn cách làm ăn để vươn lên thoát nghèo.

 

Đồng bào dân tộc thiểu số xã Suối Cát (huyện Cam Lâm) đưa chuối đi tiêu thụ.

Đồng bào dân tộc thiểu số xã Suối Cát (huyện Cam Lâm) đưa chuối đi tiêu thụ.


Theo ông Trần Vĩnh Hạnh - Trưởng phòng Dân tộc huyện Cam Lâm, từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã thực hiện hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình phát triển sản xuất mới cho 418 hộ ĐBDTTS nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng. Để giúp các hộ thực hiện có hiệu quả các mô hình, huyện đã tổ chức 31 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, thu hút hơn 1.500 lượt người tham gia. Nhờ đó, các hộ đã bước đầu biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận thông tin thị trường, sử dụng đất đai hiệu quả. Huyện cũng phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tạo điều kiện cho ĐBDTTS đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh. Qua thời gian triển khai, đã xuất hiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho hộ ĐBDTTS như: nuôi heo đen, nuôi bò sinh sản, trồng điều cao sản tại xã Sơn Tân; nuôi bò sinh sản, nuôi dê ở xã Cam Phước Tây; trồng bưởi da xanh ở xã Suối Cát…


Sẽ tiếp tục hỗ trợ


Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất còn gặp một số khó khăn, hạn chế. ĐBDTTS canh tác chủ yếu trên đất nương rẫy, độ dốc lớn, phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên làm ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi chưa cao. Các mô hình được xây dựng quy mô còn nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình, chưa xây dựng được mô hình lớn với sự tham gia của nhiều hộ. Điều kiện thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây diễn biến phức tạp đã tác động tới tình hình sản xuất, hiệu quả thực hiện các mô hình kinh tế của người dân. “Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm tới việc tập trung thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, phát triển sản xuất đối với ĐBDTTS. Trong đó, vấn đề lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường được xem là giải pháp chính”, ông Trần Vĩnh Hạnh cho biết.


Thời gian tới, huyện Cam Lâm tiếp tục nâng cao phát triển sản xuất vùng ĐBDTTS. Vấn đề lựa chọn mô hình sản xuất phải phù hợp với năng lực, nhận thức của đồng bào và thế mạnh của từng địa phương. Khi đã chọn được mô hình, huyện sẽ hỗ trợ, hướng dẫn đồng bào những kỹ năng, phương pháp, ứng dụng các mô hình để đạt hiệu quả. Cùng với đó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông ở vùng ĐBDTTS; tìm các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của ĐBDTTS để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Theo Báo Khánh Hòa


Tags:
Tác giả: Báo Khánh Hòa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Những người con trung kiên (28/07/2019)  
  • Đổi thay diện mạo nông thôn mới ở Diên Khánh (19/07/2019)  
  • Hội Cựu chiến binh Cam Lâm: Giúp nhau phát triển kinh tế (18/07/2019)  
  • Hiệu quả từ mô hình "Gương sáng" (16/07/2019)  
  • Vì sự bình yên của nhân dân (08/07/2019)  
  • 24 năm gắn bó với công tác thôn (04/07/2019)  
  • Kỳ vọng thương hiệu bưởi da xanh (26/06/2019)  
  • Trồng cây ăn quả thay vườn tạp (20/06/2019)  
  • Gia tăng sự hài lòng của người dân (18/06/2019)  
  • Khánh Vĩnh: Đảm bảo an ninh để phát triển kinh tế (14/06/2019)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark