Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, con người đang và sẽ phải đối diện với những vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của các cá nhân, liên quan trực tiếp đến an ninh của bản thân và an ninh quốc gia.
Thách thức từ thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử ngày nay đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, như ở khách sạn, nhà hàng, đường phố, các nơi công cộng,... để bảo đảm và giám sát an ninh. Các thiết bị điện tử và công nghệ tiên tiến do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra, đang nâng cao trình độ tiện ích cho sự tồn tại của con người. Nhưng mặt trái là việc sử dụng những hình ảnh thu được sẽ xâm hại đến các quyền cá nhân. Thậm chí có những hành vi ghi hình trộm, thu thập hình ảnh nhạy cảm mà không được sự đồng ý của người bị ghi hình; từ đó, vi phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 nêu rõ, mọi hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Thêm nữa, Bộ luật Dân sự cũng quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thách thức từ y học hiện đại
Hiện nay, dưới sự tác động của sinh học, y học hiện đại và hành vi tiêu dùng hiện đại (ví dụ thức ăn thừa dinh dưỡng và hóa chất), đã có hiện tượng biến động trong tái sản sinh giới tính ở con người (song tính, đồng tính, vô tính, chuyển giới,...). Thực tế y học hiện đại đã can thiệp vào thiên chức của tạo hóa (thụ thai nhân tạo, chuyển đổi giới tính, cấy ghép các bộ phận thân thể,...); từ đó làm biến động quyền về giới tính nói riêng và quyền về thực thể tự nhiên, xã hội nói chung.
Cho đến nay, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, ở Việt Nam đã có khoảng 600 người đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ và ngược lại. Điều 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2016 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Tuy Bộ luật Dân sự thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng hành lang pháp luật cho việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa được xây dựng. Nguyên nhân là việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác. Pháp luật nước ta cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Thách thức từ việc “nghiện” thuốc các loại và game online, mạng internet
Thức ăn giàu dinh dưỡng và hóa chất; áp lực trong công việc; những bất an trong cuộc sống; những tiện ích từ các dịch vụ thuốc chữa bệnh, ma túy và mạng internet; những dịch bệnh lây lan có tính quốc tế, đặc biệt từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ XX đến nay (như dịch bệnh HIV/AIDS, H5N1, ung thư, ....);... đã và đang khiến cho con người lâm vào tình trạng nghiện (thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, ma túy và game online, mạng internet). Ở một mức độ nghiêm trọng, có những người phụ thuộc vào tình trạng nghiện này.
Chẳng hạn, Việt Nam thuộc những nước có tỷ lệ dân số sử dụng internet cao (khoảng 50%), tập trung chủ yếu vào giới trẻ. Theo Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2013, tỷ lệ thanh niên sử dụng internet đạt 73%. Hơn 60% thanh, thiếu niên truy cập mạng để tán gẫu và chơi game. Trong số đó, một bộ phận thanh, thiếu niên say mê với game online, mạng internet đến mức nghiện. Việc nghiện game online, mạng internet khiến sức khỏe bị suy nhược, như dễ rối loạn giấc ngủ, não bộ, cột sống bị tổn thương, thị lực kém, trí nhớ suy giảm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Tình trạng nghiện game online, mạng internet được so sánh như nghiện ma túy, không thể tập trung vào công việc và học tập dẫn đến kết quả xấu, thậm chí bị đuổi việc, thôi học. Người nghiện thường chìm đắm trong thế giới ảo, xa rời thực tế và gia đình. Bên cạnh đó, việc nghiện game cũng dẫn đến những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp của. Trong những năm gần đây đã xuất hiện những vụ án mạng, giết người cướp của do con nghiện game, cần tiền để chơi.
Hệ quả là những người nghiện đánh mất an ninh cho bản thân, làm suy giảm hay đánh mất vai trò chủ thể đối với không ít quyền của mình, từ quyền cá nhân (ăn, uống, ở, mặc, đi lại, vui chơi, giới tính) đến quyền xã hội (dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). Đồng thời, tạo thêm gánh nặng cho Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an ninh con người. Người nghiện là người tự làm hại hay tàn phá bản thân họ, đồng thời tạo ra mối nguy hại đối với xã hội. Chỉ riêng tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc đã đặt ra các vấn đề phức tạp không chỉ riêng đối với ngành y tế. Việc sử dụng thái quá các loại thuốc và game online, mạng internet, góp phần làm gia tăng các tội phạm hình sự như trộm cắp, cướp của, giết người. Nghiện thuốc các loại, ma túy và mạng internet là một biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; mà hậu quả là tự chối bỏ quyền của mình ở mức này hay mức khác.
Thách thức từ thông tin xã hội
Thông tin xã hội (các mạng xã hội, blog, web cá nhân,...) hấp dẫn người sử dụng do: Mỗi cá nhân có cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài và bày tỏ chính kiến - một nhu cầu không có điểm dừng. Đây là sự biến đổi có tính cách mạng với không chỉ xã hội Việt Nam. Chỉ trong vài năm trở lại đây, sự ra đời và lớn mạnh của thông tin xã hội đã thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng: Họ không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là người phát tán thông tin và tham gia phát triển thông tin. Đến thời điểm tháng 01-2015, theo thống kê của “wearesocial.net”, người Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng internet với 5,2 giờ/ngày, chỉ sau Philippines đứng đầu là 6 giờ, tiếp đó là Thái lan với 5,5 giờ, và Brazil là 5,4 giờ/ngày. Hiện nay, việc đăng thông tin cá nhân hoặc thông tin của người khác có thể là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp,… diễn ra phổ biến và là một phần không thể thiếu của thông tin xã hội. Hệ quả là hồ sơ của các cá nhân bị chia sẻ công khai và có thể trở thành đề tài đàm tiếu có tính xúc phạm trong đời sống thường nhật. Bất luận hậu quả tâm lý là tốt hay xấu, việc đăng tải thông tin cá nhân là hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật hay người yếu thế nói chung.
Theo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật An ninh Thông tin Mạng (tháng 7-2016), nếu bí mật đời tư của công dân bị xâm phạm thì cá nhân có quyền trình báo cơ quan công an để ngăn chặn hành vi này, đồng thời ngăn chặn việc phát tán những thông tin đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi quay lén có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội “Làm nhục người khác” hoặc “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” nếu cố tình chia sẻ, phát tán hình ảnh có nội dung nhạy cảm của người bị quay. Người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Mã thông tin độc hại tấn công, xâm hại, lừa đảo trực tuyến quyền sở hữu và sử dụng smartphone, quyền thương mại và thanh toán điện tử hay thanh toán bằng thẻ tín dụng trong nền kinh tế của đất nước ngày càng dùng ít tiền mặt
Những thông tin cá nhân người dùng ngày nay cũng trở thành thứ hàng hóa được săn đón, vì các nhà cung cấp rất cần biết về nhu cầu tiêu dùng và dự báo thị trường. Đó là cơ hội cho giới tội phạm mạng thu lời bất chính. Các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng hóa có thể mua lại thông tin người dùng từ các hacker và chính họ cũng đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo trên mạng. Và ngày càng có nhiều mã độc nhằm xâm hại quyền của người sở hữu và sử dụng smartphone. Điện thoại thông minh (smartphone) đã và đang là phương tiện “hai trong một” do thống nhất tính chất tư liệu tiêu dùng (giải trí, tìm hiểu thông tin,...) và tính chất tư liệu sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức (phổ biến và truyền tải tri thức; mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, nơi nghỉ dưỡng; thanh toán ngân hàng,...) ở nhiều người Việt Nam. Nhưng phần lớn người dùng nước ta chưa có kiến thức và thật sự am hiểu về bảo mật khi dùng smartphone. Mà đây lại là mảnh đất màu mỡ cho mã độc, ứng dụng độc hại và tội phạm mạng trục lợi theo nhiều cách. Thực tế ngày càng có nhiều mã độc nhằm vào người sử dụng smartphone để đánh cắp thông tin. Thống kê mới nhất của Công ty an ninh mạng Bkav cho thấy hơn 22% smartphone (hơn 4 triệu) ở nước ta từng bị lây nhiễm mã độc.
Trước tình hình trên, Nghị định 58/2016/NĐ-CP về việc kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự đặt cơ sở pháp lý cho việc mã hóa sản phẩm và dịch vụ trong môi trường mạng internet, nhất là khi tội phạm mạng tại Việt Nam tăng cao như hiện nay. Hiện Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) là cơ quan lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại tội phạm mạng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30-12-2016, của Thủ tướng Chính phủ. Bởi lẽ, internet đã thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Tỷ lệ lớn thương mại điện tử đã và sẽ đến từ điện thoại thông minh với hàng triệu người dùng để xem và mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, trong các nhà hàng, sân bay, nhà ga, phố đi bộ,… vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Nhưng các loại mã độc và phương thức tấn công lừa đảo trực tuyến đang gây tác hại không nhỏ cho việc thực hiện quyền thương mại và thanh toán điện tử.
Trong số các tội phạm mạng, lừa đảo tài chính là một trong những cách phổ biến nhất để ăn cắp thông tin thẻ thanh toán và các thông tin về các tài khoản ngân hàng trực tuyến. Kẻ gian không cần đến phần mềm độc hại, vì chỉ với kỹ năng phát triển web và lợi dụng tâm lý người dùng vẫn có thể tiến hành lừa đảo. Về phía người dùng, việc tìm thông tin trên các trang web tiết kiệm được thời gian đi lại, dễ dàng có thông tin về hàng hóa và chính sách của nhà cung cấp,…. Nhưng đây lại là cơ hội thuận lợi cho giới tội phạm mạng khai thác và tìm mọi cách đánh cắp thông tin của người dùng. Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã phân ra 3 dạng đánh cắp thông tin của người dùng là: ngân hàng, thanh toán điện tử và cửa hàng mua sắm trực tuyến. Giới tội phạm có xu hướng đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phát triển phần mềm độc hại như vậy, đồng thời phát triển nhiều kỹ thuật tinh vi để nhanh chóng lây nhiễm và lẩn tránh các sản phẩm chống/diệt virus. Không dừng ở đó, thời gian gần đây, xuất hiện và ngày càng gia tăng của mã độc trưc tiếp tống tiền (Ransomware). Các nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin mới lấy lại được dữ liệu.
Trước tình hình trên, ngay đầu năm 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đẩy mạnh hoạt động quản lý, giám sát đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ tín dụng./.
Thách thức từ thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử ngày nay đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, như ở khách sạn, nhà hàng, đường phố, các nơi công cộng,... để bảo đảm và giám sát an ninh. Các thiết bị điện tử và công nghệ tiên tiến do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra, đang nâng cao trình độ tiện ích cho sự tồn tại của con người. Nhưng mặt trái là việc sử dụng những hình ảnh thu được sẽ xâm hại đến các quyền cá nhân. Thậm chí có những hành vi ghi hình trộm, thu thập hình ảnh nhạy cảm mà không được sự đồng ý của người bị ghi hình; từ đó, vi phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 nêu rõ, mọi hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Thêm nữa, Bộ luật Dân sự cũng quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thách thức từ y học hiện đại
Hiện nay, dưới sự tác động của sinh học, y học hiện đại và hành vi tiêu dùng hiện đại (ví dụ thức ăn thừa dinh dưỡng và hóa chất), đã có hiện tượng biến động trong tái sản sinh giới tính ở con người (song tính, đồng tính, vô tính, chuyển giới,...). Thực tế y học hiện đại đã can thiệp vào thiên chức của tạo hóa (thụ thai nhân tạo, chuyển đổi giới tính, cấy ghép các bộ phận thân thể,...); từ đó làm biến động quyền về giới tính nói riêng và quyền về thực thể tự nhiên, xã hội nói chung.
Cho đến nay, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, ở Việt Nam đã có khoảng 600 người đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ và ngược lại. Điều 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2016 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Tuy Bộ luật Dân sự thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng hành lang pháp luật cho việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa được xây dựng. Nguyên nhân là việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác. Pháp luật nước ta cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Thách thức từ việc “nghiện” thuốc các loại và game online, mạng internet
Thức ăn giàu dinh dưỡng và hóa chất; áp lực trong công việc; những bất an trong cuộc sống; những tiện ích từ các dịch vụ thuốc chữa bệnh, ma túy và mạng internet; những dịch bệnh lây lan có tính quốc tế, đặc biệt từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ XX đến nay (như dịch bệnh HIV/AIDS, H5N1, ung thư, ....);... đã và đang khiến cho con người lâm vào tình trạng nghiện (thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, ma túy và game online, mạng internet). Ở một mức độ nghiêm trọng, có những người phụ thuộc vào tình trạng nghiện này.
Chẳng hạn, Việt Nam thuộc những nước có tỷ lệ dân số sử dụng internet cao (khoảng 50%), tập trung chủ yếu vào giới trẻ. Theo Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2013, tỷ lệ thanh niên sử dụng internet đạt 73%. Hơn 60% thanh, thiếu niên truy cập mạng để tán gẫu và chơi game. Trong số đó, một bộ phận thanh, thiếu niên say mê với game online, mạng internet đến mức nghiện. Việc nghiện game online, mạng internet khiến sức khỏe bị suy nhược, như dễ rối loạn giấc ngủ, não bộ, cột sống bị tổn thương, thị lực kém, trí nhớ suy giảm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Tình trạng nghiện game online, mạng internet được so sánh như nghiện ma túy, không thể tập trung vào công việc và học tập dẫn đến kết quả xấu, thậm chí bị đuổi việc, thôi học. Người nghiện thường chìm đắm trong thế giới ảo, xa rời thực tế và gia đình. Bên cạnh đó, việc nghiện game cũng dẫn đến những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp của. Trong những năm gần đây đã xuất hiện những vụ án mạng, giết người cướp của do con nghiện game, cần tiền để chơi.
Hệ quả là những người nghiện đánh mất an ninh cho bản thân, làm suy giảm hay đánh mất vai trò chủ thể đối với không ít quyền của mình, từ quyền cá nhân (ăn, uống, ở, mặc, đi lại, vui chơi, giới tính) đến quyền xã hội (dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). Đồng thời, tạo thêm gánh nặng cho Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an ninh con người. Người nghiện là người tự làm hại hay tàn phá bản thân họ, đồng thời tạo ra mối nguy hại đối với xã hội. Chỉ riêng tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc đã đặt ra các vấn đề phức tạp không chỉ riêng đối với ngành y tế. Việc sử dụng thái quá các loại thuốc và game online, mạng internet, góp phần làm gia tăng các tội phạm hình sự như trộm cắp, cướp của, giết người. Nghiện thuốc các loại, ma túy và mạng internet là một biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; mà hậu quả là tự chối bỏ quyền của mình ở mức này hay mức khác.
Thách thức từ thông tin xã hội
Thông tin xã hội (các mạng xã hội, blog, web cá nhân,...) hấp dẫn người sử dụng do: Mỗi cá nhân có cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài và bày tỏ chính kiến - một nhu cầu không có điểm dừng. Đây là sự biến đổi có tính cách mạng với không chỉ xã hội Việt Nam. Chỉ trong vài năm trở lại đây, sự ra đời và lớn mạnh của thông tin xã hội đã thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng: Họ không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là người phát tán thông tin và tham gia phát triển thông tin. Đến thời điểm tháng 01-2015, theo thống kê của “wearesocial.net”, người Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng internet với 5,2 giờ/ngày, chỉ sau Philippines đứng đầu là 6 giờ, tiếp đó là Thái lan với 5,5 giờ, và Brazil là 5,4 giờ/ngày. Hiện nay, việc đăng thông tin cá nhân hoặc thông tin của người khác có thể là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp,… diễn ra phổ biến và là một phần không thể thiếu của thông tin xã hội. Hệ quả là hồ sơ của các cá nhân bị chia sẻ công khai và có thể trở thành đề tài đàm tiếu có tính xúc phạm trong đời sống thường nhật. Bất luận hậu quả tâm lý là tốt hay xấu, việc đăng tải thông tin cá nhân là hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật hay người yếu thế nói chung.
Theo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật An ninh Thông tin Mạng (tháng 7-2016), nếu bí mật đời tư của công dân bị xâm phạm thì cá nhân có quyền trình báo cơ quan công an để ngăn chặn hành vi này, đồng thời ngăn chặn việc phát tán những thông tin đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi quay lén có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội “Làm nhục người khác” hoặc “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” nếu cố tình chia sẻ, phát tán hình ảnh có nội dung nhạy cảm của người bị quay. Người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Mã thông tin độc hại tấn công, xâm hại, lừa đảo trực tuyến quyền sở hữu và sử dụng smartphone, quyền thương mại và thanh toán điện tử hay thanh toán bằng thẻ tín dụng trong nền kinh tế của đất nước ngày càng dùng ít tiền mặt
Những thông tin cá nhân người dùng ngày nay cũng trở thành thứ hàng hóa được săn đón, vì các nhà cung cấp rất cần biết về nhu cầu tiêu dùng và dự báo thị trường. Đó là cơ hội cho giới tội phạm mạng thu lời bất chính. Các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng hóa có thể mua lại thông tin người dùng từ các hacker và chính họ cũng đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo trên mạng. Và ngày càng có nhiều mã độc nhằm xâm hại quyền của người sở hữu và sử dụng smartphone. Điện thoại thông minh (smartphone) đã và đang là phương tiện “hai trong một” do thống nhất tính chất tư liệu tiêu dùng (giải trí, tìm hiểu thông tin,...) và tính chất tư liệu sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức (phổ biến và truyền tải tri thức; mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, nơi nghỉ dưỡng; thanh toán ngân hàng,...) ở nhiều người Việt Nam. Nhưng phần lớn người dùng nước ta chưa có kiến thức và thật sự am hiểu về bảo mật khi dùng smartphone. Mà đây lại là mảnh đất màu mỡ cho mã độc, ứng dụng độc hại và tội phạm mạng trục lợi theo nhiều cách. Thực tế ngày càng có nhiều mã độc nhằm vào người sử dụng smartphone để đánh cắp thông tin. Thống kê mới nhất của Công ty an ninh mạng Bkav cho thấy hơn 22% smartphone (hơn 4 triệu) ở nước ta từng bị lây nhiễm mã độc.
Trước tình hình trên, Nghị định 58/2016/NĐ-CP về việc kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự đặt cơ sở pháp lý cho việc mã hóa sản phẩm và dịch vụ trong môi trường mạng internet, nhất là khi tội phạm mạng tại Việt Nam tăng cao như hiện nay. Hiện Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) là cơ quan lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại tội phạm mạng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30-12-2016, của Thủ tướng Chính phủ. Bởi lẽ, internet đã thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Tỷ lệ lớn thương mại điện tử đã và sẽ đến từ điện thoại thông minh với hàng triệu người dùng để xem và mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, trong các nhà hàng, sân bay, nhà ga, phố đi bộ,… vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Nhưng các loại mã độc và phương thức tấn công lừa đảo trực tuyến đang gây tác hại không nhỏ cho việc thực hiện quyền thương mại và thanh toán điện tử.
Trong số các tội phạm mạng, lừa đảo tài chính là một trong những cách phổ biến nhất để ăn cắp thông tin thẻ thanh toán và các thông tin về các tài khoản ngân hàng trực tuyến. Kẻ gian không cần đến phần mềm độc hại, vì chỉ với kỹ năng phát triển web và lợi dụng tâm lý người dùng vẫn có thể tiến hành lừa đảo. Về phía người dùng, việc tìm thông tin trên các trang web tiết kiệm được thời gian đi lại, dễ dàng có thông tin về hàng hóa và chính sách của nhà cung cấp,…. Nhưng đây lại là cơ hội thuận lợi cho giới tội phạm mạng khai thác và tìm mọi cách đánh cắp thông tin của người dùng. Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã phân ra 3 dạng đánh cắp thông tin của người dùng là: ngân hàng, thanh toán điện tử và cửa hàng mua sắm trực tuyến. Giới tội phạm có xu hướng đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phát triển phần mềm độc hại như vậy, đồng thời phát triển nhiều kỹ thuật tinh vi để nhanh chóng lây nhiễm và lẩn tránh các sản phẩm chống/diệt virus. Không dừng ở đó, thời gian gần đây, xuất hiện và ngày càng gia tăng của mã độc trưc tiếp tống tiền (Ransomware). Các nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin mới lấy lại được dữ liệu.
Trước tình hình trên, ngay đầu năm 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đẩy mạnh hoạt động quản lý, giám sát đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ tín dụng./.
Theo Tapchicongsan.org.vn
Tags:
Tác giả: Tapchicongsan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
- Cần yêu nước một cách sáng suốt! (12/06/2018)
- Một hành vi vi phạm pháp luật rất đáng tiếc (11/06/2018)
- Việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Hãy đọc dự thảo Luật, chớ nghe kích động (10/06/2018)
- Đừng để lòng yêu nước của bạn bị lợi dụng (10/06/2018)
- Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện (08/06/2018)
- Hợp tác quốc tế về an ninh, quốc phòng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (07/06/2018)
- Hợp tác xã vận tải ga Nha Trang: Một cách làm hay (07/06/2018)
- Quyết liệt với các công trình vi phạm về phòng cháy (06/06/2018)
- Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao (05/06/2018)
- Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận (05/06/2018)