Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Pháp luật
 
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
17/06/2019 08:15:00 AM 1,012 lượt xem

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.

Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946-Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN

Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2-Chế độ chính trị).

Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.

Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.

Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.

Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.

Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.

Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.

Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.

Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).

Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện-từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.

Theo QDND.vn


Tags:
Tác giả: Qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn: Người dân hợp tác (24/06/2019)  
  • Diễn tập khu vực phòng thủ ở Ninh Hòa: Đảm bảo chặt chẽ, an toàn (21/06/2019)  
  • Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch - nhiệm vụ chính trị trung tâm của báo chí (20/06/2019)  
  • Nha Trang: Nhiều vụ trộm liên tiếp dọc tuyến biển (19/06/2019)  
  • Ninh Hòa: Nỗ lực bảo vệ rừng (19/06/2019)  
  • Ngăn chặn tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng (17/06/2019)  
  • Mất tiền tỷ vì… kẻ mạo danh công an (14/06/2019)  
  • Mô hình camera an ninh ở phường Lộc Thọ: Góp phần đảm bảo an ninh trật tự (14/06/2019)  
  • Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Nhiều chuyển biến (13/06/2019)  
  • Nhận diện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam (12/06/2019)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark