Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Pháp luật
 
Tăng chi phí quốc phòng - cuộc chạy đua không hồi kết
08/11/2018 17:11:00 PM 1,640 lượt xem

Để có quân đội quy mô và hiện đại, nhiều quốc gia trên thế giới đang mở rộng hầu bao chi bộn. Xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng đang trở thành một xu hướng trên khắp thế giới hiện nay phụ thuộc vào tiềm lực và thách thức an ninh mỗi quốc gia đang phải đối mặt.

Ở nhiều quốc gia, ngân sách quốc phòng thậm chí còn cao hơn chi phí dành cho an sinh xã hội. Hàng tỷ USD đang được đổ vào “cuộc chạy đua” không sinh lời và không có hồi kết.

Theo con số thống kê mới nhất, chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2017 tiếp tục đà tăng nhiều năm qua. Tổng chi tiêu quốc phòng toàn thế giới chạm mốc 1.799 tỷ USD, con số kỷ lục kể từ thời chiến tranh Lạnh. Dẫn đầu cuộc đua tiếp tục là Mỹ với ngân sách quốc phòng khổng lồ kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Trong giai đoạn 2002-2017, Mỹ đã chi trung bình 16% ngân sách quốc gia hằng năm, tương đương 2.800 tỷ USD cho quốc phòng, đặc biệt là cho hoạt động chống khủng bố trên toàn cầu. Ngân sách quốc phòng của Mỹ hằng năm tương đương khoảng 50% chi phí quốc phòng toàn cầu.

Với chiến lược “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng thống Donald Trump mới đây lên tiếng kêu gọi các quốc gia đồng minh trong NATO tăng chi phí quốc phòng từ mức 2% GDP lên 4%. Washington lấy lý do NATO đang lệ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong khi Mỹ liên tục tăng ngân sách quốc phòng, thì nhiều quốc gia NATO lại trên đà giảm. Trong năm 2017, chi phí của toàn bộ 29 quốc gia NATO đạt 946 tỷ USD, trong đó Mỹ chiếm 2/3. Đây là con số khiến Washington không mấy hài lòng.

Châu Âu tiếp tục giảm chi tiêu quốc phòng

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, từ cuối những năm 1980, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trên bình quân GDP của NATO, trừ Mỹ có xu hướng giảm. Trong số các quốc gia G7, mốc chi tiêu quốc phòng chiếm 3% GDP năm 1988 đã giảm xuống  1,8% năm 2017. Việc giảm chi tiêu quốc phòng đồng nghĩa với việc giảm sức mạnh và các hoạt động quân sự. Điều này làm Mỹ với vai trò lãnh đạo của NATO không mấy thoải mái, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng do cuộc chiến chống khủng bố và Washington rút khỏi một loạt hiệp ước khung đảm bảo an ninh với Nga.

Dù Mỹ gây sức ép, châu Âu vẫn đang đà giảm chi tiêu quốc phòng hằng năm.

Trong tuyên bố mới đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, Mỹ đã ra lời kêu gọi các quốc gia NATO cần tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng so với hiện nay hoặc chí ít vượt qua mốc 2% GDP vào năm 2024. Để so sánh, chi phí quốc phòng trung bình trên thế giới trong vài năm tới tương ứng khoảng 2,2% GDP.

Nếu tính theo mốc trên, trong năm 2017, trong số các quốc gia thuộc G7 chỉ có Pháp có ngân sách quốc phòng đạt 2,3% GDP, tương ứng 57,8 tỷ USD. Tiếp theo là Anh – 1,8%, 47,2 tỷ USD; Đức – 1,2%, 44,3 tỷ USD; Nhật Bản – 1% GDP, 45,4 tỷ USD. Hai quốc gia G7 khác không nằm trong Top 10 quốc gia chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới khác là Italia và Canada với 29,2 và 20,6 tỷ USD.

Nếu tính tỷ lệ chi phí quốc phòng/GDP, dù trong xu hướng cắt giảm, các quốc gia phát triển thuộc G7 vẫn chiếm 47% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Mỹ đang tiếp tục gây sức ép để tăng con số này lên. Giới chuyên gia quân sự đánh giá, để giảm bớt sự phụ thuộc vào NATO, cũng như sức ép tăng ngân sách quốc phòng từ Mỹ, Đức và Pháp đã đề xuất thành lập lực lượng phản ứng nhanh của riêng châu Âu. Ngoài ra, châu Âu cũng đang bằng nhiều cách khác nhau “phớt lờ” yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng từ Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Sự vươn lên của các quốc gia đang phát triển

Trong hơn một thập kỷ qua, chi tiêu quốc phòng của hai khu vực châu Phi và Nam Mỹ có mức tăng trưởng rõ rệt. Tính từ năm 2008 tới nay, trung bình các quốc gia Nam Mỹ chi tới 17% GDP cho quốc phòng, còn châu Phi là 28%. Xu hướng này được giải thích là nhờ sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và vai trò quan trọng của quân đội trong nền chính trị nội địa.

Dù quy mô nền kinh tế nhỏ, nhưng chi tiêu quốc phòng của châu Phi và Nam Mỹ vẫn tăng mạnh.

Nổi bật nhất trong khu vực Nam Mỹ là Brazil với mức chi tiêu quốc phòng trung bình hằng năm đạt 29,3 tỷ USD và con số này được duy trì hơn 10 năm qua.

Nếu tính ở quy mô toàn thế giới, năm 2017, chi phí quốc phòng của châu Phi và Nam Mỹ chỉ chiếm 16% toàn cầu, thấp hơn so với 16,3% của châu Âu. Tuy nhiên, nếu xét ở tỷ lệ chi tiêu quốc phòng/GDP, các quốc gia Nam Mỹ và châu Phi lại có tỷ lệ vượt trội.

“Điểm nóng” châu Á

Trong Top 10 quốc gia chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới năm 2017, châu Á chiếm tới 6 vị trí. Cụ thể, Trung Quốc giữ vị trí số 2, Saudi Arabia – 3, Ấn Độ - 5, Nhật Bản – 8 và Hàn Quốc – 10.

Với con số công bố chỉ 175 tỷ USD, nhưng nhiều chỉ số chứng tỏ, Trung Quốc trong năm 2017 phải chi tới 228 tỷ USD cho quốc phòng. Trong vài năm qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng và có quân đội quy mô hàng đầu châu Á.

Châu Á tiếp tục làm đầu tàu trong xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng.

Bên cạnh Trung Quốc, Saudi Arabia cũng nổi bật với mức chi tiêu cho quốc phòng chiếm tới 10% GDP. Là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, chi tiêu quốc phòng của Saudi Arabia phụ thuộc nhiều vào giá dầu thế giới. Ngân sách quốc phòng của quốc gia Cận Đông này từng phải cắt giảm từ mức 90 xuống 63 tỷ USD. Phần lớn các quốc gia Cận Đông và Nam Á đều có tỷ lệ chi tiêu quốc phòng cao như: Oman – 12,1%, Iraq – 10,1% và Afghanistan – 10,3%.

Tại châu Á, Ấn Độ cũng là quốc gia chi mạnh cho quốc phòng. Trong năm 2017, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ đạt 66,3%, tương đương 5,5% GDP.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, chi tiêu quốc phòng chỉ là một yếu tố đánh giá tiềm lực quân sự của mỗi quốc gia. Sức mạnh quân sự của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào việc nước đó phân bổ hằng năm bao nhiêu cho quốc phòng, mà còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất quốc phòng nội địa và xu hướng phát triển quân đội. Tuy nhiên, có thể thấy rõ, tăng ngân sách quốc phòng vẫn là xu hướng chung trên toàn cầu trong các năm tới.

Theo Báo Khánh Hòa


Tags:
Tác giả: Qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình": Xử lý trí thức - đảng viên sai phạm không phải là kỳ thị cả đội ngũ (15/11/2018)  
  • Vụ khai thác đá trong Khu đô thị Hòn Thị: Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo (15/11/2018)  
  • Sư đoàn Bộ binh 305: Sôi nổi phong trào thi đua Quyết thắng (15/11/2018)  
  • "Đường dây làm thẻ hướng dẫn viên du lịch giả": Đề nghị điều tra làm rõ (14/11/2018)  
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11 (11/11/2018)  
  • Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” : Chấn chỉnh những sai phạm, lệch lạc trong hoạt động xuất bản (08/11/2018)  
  • Thực hiện tốt quy chế phối hợp vùng giáp ranh (08/11/2018)  
  • Khoáng sản chưa khai thác: Tăng cường bảo vệ (08/11/2018)  
  • Đừng ngộ nhận việc bảo đảm an ninh mạng với tôn trọng quyền con người (06/11/2018)  
  • Diên Khánh: Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh (05/11/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark