Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Kinh tế - Du lịch
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
      • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
      • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
      • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Công tác tổ chức
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác kiểm tra
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác dân vận
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác nội chính
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công tác văn phòng
      • Tin hoạt động
      • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Thông tin xây dựng Đảng
 

Phát huy dân chủ từ giám sát cải cách hành chính

08/09/2018 21:48:00 PM 1,527 lượt xem

Giám sát cải cách hành chính (CCHC) là để phát huy dân chủ, là việc làm cụ thể góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước. Và chính sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng CCHC và nó tác động trở lại thúc đẩy CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Do đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò của mình trong lĩnh vực này.

Giám sát cải cách hành chính góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân. Ảnh: TH

Cùng người dân tạo áp lực, thúc đẩy công cuộc CCHC

Những năm qua, công tác CCHC luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, với phương châm xây dựng Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, công tác CCHC, nhất là cải cách thể chế đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức coi trọng. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết về đẩy mạnh CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực trọng tâm, với nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng và những kết quả tích cực đã đạt được thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận công tác CCHC thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ cả về hoàn thiện chính sách, pháp luật, cả về tổ chức thực hiện.

Trong khi đó, hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã được Đảng và Nhà nước đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, và đã được Hiến pháp năm 2013 hiến định, được thiết kế như là một cơ chế kiểm soát quyền lực từ bên ngoài vào Nhà nước. Thực hiện Hiến pháp năm 2013, ngày 12/12/2013 Bộ Chính trị có Quyết định số 217-QĐ/TW ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Từ đó đến nay, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở đã có kế hoạch triển khai thực hiện, hướng dẫn hệ thống thực hiện theo đúng quy định.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát cải cách thủ tục hành chính là việc làm cụ thể góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Người dân chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của mọi chính sách, giải pháp về CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng… Do đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải phát huy vai trò giám sát của mình trong công tác CCHC, góp phần cùng người dân tạo áp lực, thúc đẩy công cuộc CCHC của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương đạt mục tiêu đề ra.

Hiện MTTQ Việt Nam đang thực hiện hai chương trình phối hợp giám sát về CCHC. Đó là chương trình đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và chương trình giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan. Nhưng thực tế 11 chương trình giám sát hiện nay của MTTQ Việt Nam đều liên quan đến CCHC.

Từ những chương trình giám sát đang triển khai, nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực của MTTQ Việt Nam cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là vẫn chương trình đó nhưng cần có những nhiệm vụ trọng tâm cụ thể hằng năm. Cần làm rõ nội dung, kế hoạch và chương trình giám sát, nhất là các lĩnh vực liên quan đến vấn đề dân sinh như giá dịch vụ, giá thuốc, học phí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp… Mặt trận các cấp cần triển khai giám sát thái độ phục vụ, đạo đức của công chức, nhân viên, người đứng đầu đối với người dân – vì đây chính là những người then chốt trong trực tiếp thực hiện CCHC.

Sự hài lòng của người dân chính là phải đi vào những việc làm cụ thể

Mới đây, tại Hội thảo “Vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam trong cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp” do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, việc thực hiện chức năng giám sát mặc dù đã có Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội nhưng khi thực hiện chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa có chế tài cho việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát. Vì vậy, các đại biểu đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền khi nhận được kiến nghị sau giám sát chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện khắc phục những thiếu sót đã được kiến nghị, thông báo kết quả giải quyết.


Quang cảnh hội thảo. (Ảnh:TH)

Theo ông Đỗ Duy Thường, Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, các đơn vị hiện đang coi trọng thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về CCHC và chỉ số hài lòng của người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn băn khoăn về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị ngoài công lập khi vẫn còn nhiều thủ tục quá rườm rà; trình tự thực hiện qua nhiều cấp duyệt và triển khai; thành phần, số lượng hồ sơ vẫn còn quá nhiều giấy phép con, nhiều loại hồ sơ, đây chính là cản trở cho người dân khi đi làm các thủ tục hành chính và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Cùng với đó, trình độ dân trí tiếp cận các vấn đề liên quan đến pháp luật còn hạn chế, trình độ nhân viên hành chính cấp xã chưa được đào tạo cơ bản, thái độ phục vụ và đạo đức công vụ của bộ phận cán bộ, nhân viên chưa được đảm bảo, kỷ cương pháp luật hành chính còn bỏ ngỏ và chưa nghiêm…

Từ những trăn trở lên, ông Đỗ Duy Thường cho rằng, sự hài lòng của người dân chính là phải đi vào những việc làm cụ thể. Để thực hiện được điều này, Mặt trận các cấp cần triển khai giám sát thái độ phục vụ, đạo đức của công chức, nhân viên, người đứng đầu đối với người dân – vì đây chính là những người then chốt trong trực tiếp thực hiện CCHC.

Từ thực tế từ đơn vị, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế Nguyễn Tuấn Hưng cho rằng, sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ là kết quả đầu ra của mỗi cơ sở y tế, là thước đo đánh giá sự phù hợp của những dịch vụ y tế được cung cấp so với nhu cầu và mong đợi của người dân, là bằng chứng giúp từng đơn vị nhận biết về những bất cập khiến bệnh nhân chưa hài lòng trên cơ sở đó thúc đẩy việc cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ và các yếu tố có liên quan. Bởi vậy, chỉ số hài lòng cần phải được sử dụng như là một chỉ số chiến lược để xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mỗi có sở y tế và là thế mạnh cạnh tranh với những cơ sở y tế khác.

“Trong bối cảnh hiện nay khi mà hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tại các tuyến trên ở nước ta đều đang trong tình trạng quá tải thì việc tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi lẽ đây sẽ là những bằng chứng hữu ích giúp lãnh đạo các đơn vị chấn chỉnh lại từng công đoạn trong quy trình cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng và củng cố uy tín của cơ sở cũng như của toàn ngành”, ông Hưng nói.


Ông Đỗ Duy Thường, Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, 
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam góp ý tại Hội thảo. (Ảnh:TH)

Cũng từ thực tế tại địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng Vũ Anh Thư góp ý, công tác cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Do đó, đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác này nhất là tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân... Đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỷ cương công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Các đại biểu cũng cho rằng, vấn đề giám sát CCHC, MTTQ Việt Nam cần đi sâu vào giám sát nội dung phù hợp với khả năng và điều kiện hiện nay của MTTQ, các đoàn thể, vừa đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi của nhân dân. Đồng thời Mặt trận cần có sự thể hiện vai trò trong giám sát để thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, dịch vụ công, dịch vụ đơn vị sự nghiệp.

Các ý kiến tại Hội thảo cũng nhấn mạnh, hiện nay các bộ, ngành đang chủ động đo lường, đánh giá chất lượng, cải cách hành chính trong hoạt động của mình. Để có bộ tiêu chí tiên tiến, phù hợp trước khi ban hành cần lấy ý kiến của Mặt trận, đoàn thể, các chuyên gia nhà khoa học…

Có thể nói, công khai, minh bạch là chìa khóa để chống tham nhũng, phiền hà, quan liêu, tiêu cực, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh nói chung và CCHC nói riêng. Những vấn đề này phải có sự giám sát thường xuyên, phát huy các hình thức giám sát, có các kênh thông tin, phản ánh của người dân… Do đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian tới./.

Theo Dangcongsan.vn


Tags:
Tác giả: Dangcongsan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Để “hạt nhân chính trị” không rơi vào tẻ nhạt, hình thức (12/09/2018)  
  • Nhận thức sâu sắc những quan điểm chỉ đạo về cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới (12/09/2018)  
  • Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (11/09/2018)  
  • Tăng cường vai trò, hiệu quả truyền thông đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế (11/09/2018)  
  • Chống “chạy chức” xuất hiện khi sáp nhập (10/09/2018)  
  • Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng (05/09/2018)  
  • Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tinh Khánh Hòa (04/09/2018)  
  • Có được niềm tin của nhân dân thì không một trở lực nào có thể ngăn cản (04/09/2018)  
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được tiến hành thường xuyên, nền nếp và có hệ thống (01/09/2018)  
  • Nha Trang, Cam Ranh: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2-9 (01/09/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark