Sau hơn 15 năm hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng chung tay giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, qua đó tạo sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hạn chế “tín dụng đen” và góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Không chỉ vậy, hoạt động ủy thác về tín dụng chính sách xã hội cũng đã thúc đẩy số lượng hội viên tham gia các phong trào của tổ chức chính trị - xã hội ngày càng phát triển, từ đó giúp củng cố hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh.
Hội viên hội phụ nữ Thôn Suối Thơm xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh phát triển kinh tế hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay NHCSXH
Giai đoạn 2016-2020 có sự tăng trưởng cao về nguồn vốn, doanh số cho vay, số hộ vay vốn và dư nợ. Đến 30/11/2020, dư nợ ủy thác là 3.094.848 triệu đồng với 116.300 hộ còn dư nợ; tăng trưởng dư nợ năm 2020 so với đầu năm 2016 là 1.245.501 triệu đồng, tăng 6.912 hộ vay. Đã giải ngân cho 174.474 lượt hộ với số tiền 4.757.402 triệu đồng, chi tiết cho vay theo từng năm:
|
Đơn vị: triệu đồng
|
Năm
|
Doanh số cho vay
|
Số lượt hộ vay
|
2016
|
862.370
|
43.919
|
2017
|
755.145
|
24.417
|
2018
|
1.034.909
|
39.953
|
2019
|
1.043.052
|
33.667
|
2020
|
1.061.926
|
32.518
|
Cộng
|
4.757.402
|
174.474
|
Bên cạnh tăng trưởng về số lượng, chất lượng ủy thác cũng không ngừng được nâng lên: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2020 là 0,26%, giảm 0,11% so với đầu năm 2016; các tổ tiết kiệm và vay vốn đã được củng cố và kiện toàn từ 2.682 tổ (đầu năm 2016) xuống 2.591 tổ (cuối năm 2020) để đảm bảo quản lý tốt hơn; chất lượng giao dịch xã ngày càng được các đơn vị ủy thác quan tâm giám sát và tăng cường ngay tại điểm giao dịch, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung đã ký kết như: hướng dẫn, giám sát các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thu, nộp lãi, tiết kiệm; hướng dẫn người vay giao dịch với ngân hàng; cùng với ngân hàng thực hiện giao ban tại xã, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý nguồn vốn ủy thác; báo cáo các kết quả thực hiện ủy thác cho lãnh đạo UBND xã kịp thời,... qua đó, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng lên. Công tác kiểm tra giám sát hàng năm cũng đã được các đơn vị ủy thác quan tâm như giám sát điều hành công tác bình xét cho vay của tổ TK&VV; kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay; kiểm tra việc thu lãi, thu tiết kiệm của tổ TK&VV; vận động hộ vay thực hiện các cam kết trả lãi, trả nợ và tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Bên cạnh đó, Hội cũng đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của đối tượng chính sách để tham mưu UBND xây dựng kế hoạch vốn hàng năm,... Về phía ngân hàng đã tranh thủ mọi nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương để giải ngân theo nhu cầu mà các đơn vị ủy thác đã họp bình xét và được UBND cấp xã duyệt vay; phối hợp với các đơn vị ủy thác thực hiện củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác cho lãnh đạo hội, cán bộ chuyên trách ủy thác và ban quản lý tổ TK&VV; phối hợp xử lý rủi ro kịp thời, theo đúng quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ủy thác vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các tổ TK&VV chưa được quyết liệt, vẫn còn tổ liên thôn, tổ xếp loại trung bình yếu; công tác phối hợp của các bên chưa được chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ; một số đơn vị ủy thác chưa thực sự thực hiện tốt các nội dung đã ký thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội, ...
NHCSXH và tổ chức chính trị phối hợp đánh giá về cuộc thi tìm hiểu Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Hội nghị trực tuyến về tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020 đã đánh giá, nhìn nhận đầy đủ các tồn tại hiện có và xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, cụ thể như sau: (1) Các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; công tác bình xét cho vay; công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động các tổ TK&VV; tăng cường chất lượng công tác kiểm tra giám sát, quan tâm chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại sau kiểm tra giám sát; phối hợp chính quyền rà soát kịp thời nhu cầu vốn cho các đối tượng chính sách trên cơ sở đúng đối tượng và khả năng thực hiện của từng hộ. (2) Ngân hàng CSXH tham mưu, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn Chỉ thi 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tập trung huy động vốn địa phương để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, nhất là những chính sách đặc thù; tập trung nâng cao chất lượng tín dụng các địa bàn có chất lượng tín dụng thấp. (3) Các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai tốt các chỉ tiêu chất lượng tín dụng; làm tốt công tác xử lý rủi ro; phối hợp làm tốt công tác kiểm tra giám sát; thường xuyên đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác; phát động phong trào thi đua giữa các huyện trên địa bàn tỉnh, giữa các xã trên địa bàn huyện và giữa các hội, tổ TK&VV triên địa bàn xã để tạo động lực thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ ủy thác.
CTV Thu Hà - UBMTTQ huyện Khánh Vĩnh