Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng chất độc hóa học do quân đội Mỹ rải trên đất nước ta vẫn còn dai dẳng gây ra thảm họa, làm hủy hoại môi trường sống, tác hại đến sức khỏe con người, khiến nhiều thế hệ đã và đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo.
Nỗi đau còn đó
Chúng tôi đến thăm nhà 2 vợ chồng cựu binh Hoàng Minh Thoán và Nguyễn Thị Chí (xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa). Được biết, năm 1967, ông bà công tác tại Cục Hậu cần Quân khu 5, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Năm 1976, xuất ngũ về địa phương, vợ chồng cựu binh đón con trai đầu lòng, rồi lần lượt các con ông chào đời; ông mang bao hy vọng các con sẽ khỏe mạnh, thế nhưng từng đứa con ra đời là mỗi lần tim ông đau đớn, cả 4 người con đều bị nhiễm CĐDC/dioxin. Giờ đây đã ngoài 70 tuổi, ông trải qua nhiều lần tai biến, không thể đi đứng được, gánh nặng gia đình lại dồn lên vai người vợ cũng đã ngoài 70 tuổi, vừa chăm sóc ông, vừa chăm các đứa con tật nguyền.
Thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại TP. Cam Ranh.
Hai chị em Đỗ Thị Hiếu, Đỗ Thị Vy (xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) sinh cách nhau chỉ 1 năm, hơn 30 tuổi, trí tuệ bình thường nhưng lại bị “khóa chặt” trong cơ thể không lành lặn, thân hình chỉ như đứa trẻ lên 10, hai tay chân đều bị liệt. Hai chị em bị nhiễm chất độc CĐDC/dioxin từ cha. Hiện nay, mẹ của 2 chị - bà Nguyễn Thị Thẩm (cũng đã có 1 con trai mất vì di chứng CĐDC/dioxin) một mình lo cho 2 chị em từ bữa ăn, giấc ngủ. Thương mẹ, nhưng 2 chị em chỉ có thể trò chuyện với mẹ, an ủi mẹ như liều thuốc xua đi những lo lắng, vất vả mà bà phải gánh chịu bao năm qua. Trò chuyện với chúng tôi, bà rưng rưng nước mắt với trăn trở lớn nhất đó là khi bà qua đời, không ai chăm sóc 2 con của mình.
Đó là 2 trong hàng triệu trường hợp nạn nhân CĐDC/dioxin, minh chứng cho thấy chiến tranh đã lùi xa, nhưng bóng ma của cuộc chiến vẫn còn lẫn khuất, thảm họa CĐDC/dioxin đã để lại những hậu quả quá nặng nề.
Sự quan tâm của toàn xã hội
Nạn nhân CĐDC/dioxin ở Việt Nam đều khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều con bị di chứng của CĐDC/dioxin, cần có sự chăm sóc của người thân và cộng đồng. Tuy có chế độ trợ cấp cho người khuyết tật, người nghèo, nhưng chi phí nuôi dưỡng, chữa bệnh cao, vượt khả năng kinh tế của gia đình.
ĐDC/dioxin. Hàng năm, Nhà nước đã dành ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐDC/dioxin. Tại tỉnh Khánh Hòa, trong 16 năm qua, các cấp hội nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh đã vận động hơn 12 tỷ đồng từ nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ để chăm sóc nạn nhân CĐDC/dioxin. Thông qua hội, các tổ chức, cá nhân đã cùng đến thăm và tặng quà cho nạn nhân CĐDC/dioxin với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, đời sống vật chất và tinh thần nhiều nạn nhân CĐDC/dioxin bị ảnh hưởng. Do đó, vừa qua, Tỉnh hội đã hỗ trợ hội cấp huyện 100 triệu đồng, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ 80 triệu đồng, các huyện, thị, thành hội cũng đã vận động hơn 100 triệu đồng, tặng quà, nhu yếu phẩm cho hơn 600 nạn nhân CĐDC/dioxin, giúp họ vượt qua khó khăn do đại dịch.Từ năm 1998 đến nay, người tham gia hoạt động kháng chiến và con của họ nếu được công nhận bị nhiễm CĐDC/dioxin, được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng của Nhà nước và các ưu đãi khác. Nhiều chính sách được thực hiện để hỗ trợ người dân bị nhiễm C
Nhiều năm qua, các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã thường xuyên đồng hành với Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh chăm sóc giúp đỡ nạn nhân CĐDC/dioxin như: Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa, Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam, các ngân hàng thương mại, Hội Cựu binh Mỹ vì hòa bình, Tổ chức những công dân Mỹ có thiện chí hướng tới Việt Nam… Ông Cao Văn Mi - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh cho biết: Sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm đã giúp cho nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin trân trọng tri ân, cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ quý báu đó.
Đánh giá về công tác của các cấp hội nạn nhân CĐDC/dioxin, ông Cao Ngọc Tâm - Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cho biết: Trong những năm qua, tổ chức hội các cấp đã tích cực vận động tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ nhiều nạn nhân CĐDC/dioxin vượt qua khó khăn để hòa nhập với cộng đồng xã hội. Nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã góp phần cùng chính quyền, mặt trận thực hiện công tác an sinh xã hội đối với những người bị nhiễm CĐDC/dioxin.
Đã có gần 4 triệu người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin, trong đó gần 3 triệu người bị nhiễm CĐDC/dioxin ở Việt Nam. Thảm họa da cam đã gây ra biết bao thảm cảnh, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng triệu người đang vật lộn với nhiều bệnh tật hiểm nghèo, bị dị tật, thiểu năng trí tuệ... Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 2.000 người hoạt động kháng chiến và con của họ được công nhận bị nhiễm CĐDC/dioxin. Qua điều tra, khảo sát, có gần 10.000 người dân thường bị mắc các chứng bệnh nghi do bị nhiễm CĐDC/dioxin. Công việc khắc phục CĐDC/dioxin là một chặn đường dài, bởi không có câu trả lời chính xác bao giờ sẽ chấm dứt.
Sẻ chia với nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều người đang chịu đựng bệnh tật hiểm nghèo, bị dị tật, thiểu năng trí tuệ… do ảnh hưởng của CĐDC/dioxin. Những năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh đã có rất nhiều hoạt động nhằm sẻ chia những thiệt thòi, mất mát của các nạn nhân.
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động chăm lo cho các nạn nhân CĐDC/dioxin được phóng viên ghi lại.
Thăm gia đình cựu binh Cao Sơn (huyện Khánh Vĩnh) bị nhiễm chất độc da cam/dioxin làm kinh tế giỏi.
Lãnh đạo các cấp hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thăm người bệnh tại phường Phước Long, TP. Nha Trang.
Khám bệnh cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Chăm sóc nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Theo https://www.baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202108/ky-niem-60-nam-tham-hoa-da-cam-o-viet-nam-10-8-1961-10-8-2021-xoa-diu-noi-dau-da-cam-8224938/