Cổng thông tin điện tử
Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

Cung cấp các thông tin về bộ máy tổ chức; tin tức, thời sự chính trị trong tỉnh và các thông tin nổi bật trong nước; các văn bản, văn kiện - tư liệu; đất và người Thái Nguyên góp phần phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh ủy;

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

  • Cổng thông tin điện tử

    Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Thường vụ Tỉnh ủy
      • Thường trực Tỉnh ủy
      • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
      • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
        • Ban Tuyên giáo
        • Ban Tổ chức
        • Ủy ban kiểm tra
        • Ban Dân vận
        • Ban Nội chính
        • Văn phòng Tỉnh ủy
        • Các Đảng bộ trực thuộc
    • LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH
    • BCH Đảng bộ qua các thời kỳ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chính trị
    • Kinh tế - Xã hội
    • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
    • Trong tỉnh
    • Trong nước - Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức
    • Công tác kiểm tra
    • Công tác dân vận
    • Công tác nội chính
    • Công tác văn phòng
  • Hoạt động của các Đảng bộ, đoàn thể
    • Đảng bộ cấp huyện
      • Đảng bộ TP. Nha Trang
      • Đảng bộ TP. Cam Ranh
      • Đảng bộ Thị xã Ninh Hòa
      • Đảng bộ Huyện Diên Khánh
      • Đảng bộ Huyện Khánh Sơn
      • Đảng bộ Huyện Khánh Vĩnh
      • Đảng bộ Huyện Cam Lâm
      • Đảng bộ Huyện Vạn Ninh
    • Đảng ủy trực thuộc
      • Đảng ủy Quân sự tỉnh
      • Đảng ủy Công an tỉnh
      • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
      • Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh
      • Đảng ủy Trường ĐH Nha Trang
      • Đảng ủy Trường ĐH Khánh Hòa
    • Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh ủy
    • Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy
      • Ban Tuyên giáo
      • Ban Tổ chức
      • Ủy ban kiểm tra
      • Ban Dân vận
      • Ban Nội chính
      • Văn phòng
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện của Đảng
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    • Bài phát biểu Thường trực Tỉnh ủy
    • Lịch sử Đảng bộ địa phương, đơn vị
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Nha Trang
      • Lịch sử Đảng bộ thành phố Cam ranh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Sơn
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lâm
      • Lịch sử Đảng bộ thị xã Ninh Hòa
      • Lịch sử Đảng bộ huyện Vạn Ninh
  • Đất và người Khánh Hòa
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Văn hóa - Giáo dục - Y tế
  • Trong Tỉnh
 
Tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
22/09/2018 09:33:00 AM 861 lượt xem

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa, tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, gia tăng ở các huyện, thị xã, thành phố. Đối với trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh SXH khá cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm trẻ mắc bệnh để có hướng xử lý, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.


Bác sĩ Huỳnh Văn Dõng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, SXH là bệnh gây ra bởi vi rút Dengue nên được gọi là SXH Dengue (SXH D). Đây là bệnh truyền nhiễm, cấp tính gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em dễ mắc hơn. Cho đến nay, SXH chưa có vắc xin để phòng bệnh. Vi rút  Dengue gây bệnh SXH có 4 typ huyết thanh, con người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh, nếu đã mắc bệnh thuộc typ D1 vẫn có thể mắc typ D2, D3 hoặc D4.

 

Khám bệnh cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết  tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Khám bệnh cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.


Bệnh SXH ở trẻ nhỏ thường khởi phát đột ngột, diễn biến qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn khởi phát: bệnh sốt cao đột ngột liên tục từ 38 - 39 độ; trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, da xung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da; có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu; số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần. Giai đoạn tiếp theo thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Đây là giai đoạn cần hết sức cẩn trọng vì rất nguy hiểm (trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt). Giai đoạn này trẻ có thể bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Đặc biệt, trẻ có thể bị thoát huyết tương và nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện như: vật vã, bứt rứt, ngủ ly bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít. Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện xuất huyết được thể hiện như: các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ và lúc này sẽ bị tụt huyết áp hoặc huyết áp của trẻ không đo được. Đồng thời, trẻ có thể bị chảy máu mũi, chân răng, hoặc có thể tiểu ra máu... Một số trường hợp không thấy có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện như: tụt huyết áp, giảm thân nhiệt, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm. Nếu qua được giai đoạn kịch phát, trẻ sẽ dần dần được hồi phục (thường sau giai đoạn nguy hiểm 48 - 72 giờ), trẻ hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu, số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.


Bác sĩ Dõng cho biết thêm, nếu một người đang ở trong vùng có dịch SXH hoặc từ vùng dịch về, thấy sốt cao đột ngột, đau mỏi cơ khớp, đau nhức hố mắt (trẻ lớn), kèm theo da xung huyết, phát ban hoặc có kèm thêm chảy máu cam, chảy máu chân răng thì nên nghĩ đến bị mắc bệnh SXH. Đối với một số trẻ em, nếu vừa có các triệu chứng nêu trên, kèm theo đau bụng càng phải hết sức chú ý đề phòng SXH bị sốc. Người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Nếu nghi là SXH nhưng chưa kịp đưa người bệnh đi khám, cần làm giảm thân nhiệt bằng cách lau mát cho trẻ (nước để lau mát cho trẻ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ C), đặc biệt là trẻ nhỏ, ở các vùng có động mạch lớn đi qua như trán, nách, bẹn (không được chườm lạnh hoặc nước đá). Nếu đã lau mát nhiều lần, liên tục mà thân nhiệt không thuyên giảm, vẫn trên 38 độ, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin hoặc biệt dược có chứa aspirin hoặc ibuprofen để hạ nhiệt cho trẻ. Bởi các loại thuốc này sẽ làm cho bệnh nhi chảy máu nặng thêm và có thể đưa đến tử vong.


Cách phòng, chống SXH tốt nhất là không để muỗi đốt. Tất cả người dân tích cực tham gia diệt muỗi và diệt lăng quăng bằng mọi biện pháp từ dân gian đến hóa chất (phun thuốc, hương muỗi). Không có muỗi, không có lăng quăng sẽ không có SXH.

 

Theo Báo Khánh Hòa


Tags:
Tác giả: Báo Khánh Hòa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh Khánh Hòa: Khen thưởng các nhà tài trợ, giáo viên, học sinh, sinh viên (01/10/2018)  
  • Học từ trải nghiệm sáng tạo (28/09/2018)  
  • Bệnh tay chân miệng: Xuất hiện nhiều ca nặng (28/09/2018)
  • Lấy ý kiến về chương trình VNEN thí điểm tại các trường tiểu học (24/09/2018)  
  • Sáp nhập, đổi mới các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp cấp huyện: Nhiều tâm tư (24/09/2018)  
  • Rộn ràng tuần lễ đón Trung thu (21/09/2018)  
  • Trung thu ấm áp (21/09/2018)  
  • Quy định mới tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", "Khu dân cư văn hóa" (20/09/2018)  
  • Dự án nút giao thông Ngọc Hội và Đường vành đai 2: Chậm tiến độ (20/09/2018)  
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại Khánh Hòa: Tháo gỡ nhiều vướng mắc về y tế, giáo dục (19/09/2018)  
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH UỶ KHÁNH HOÀ

Địa chỉ: Số 06 - Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ - TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3821018; Fax: 0258.3816138

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Bài viết cộng tác xin gửi về email: bbt.vptu@gmail.com hoặc hộp thư NOTES: WebsiteTUKH@TUKHANHHOA

® Ghi rõ nguồn "Tỉnh ủy Khánh Hòa" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark