Trong năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã tiếp tục phát triển ổn định; công tác xây dựng Đảng được chú trọng, quan tâm. Tổng diện tích gieo trồng 934,9 ha, đạt 106,97% kế hoạch; các loại nông sản chủ lực của xã như: sầu riêng, chuối, măng cụt… cho thu hoạch đều, ổn định; công tác giảm nghèo, đào tạo, giới thiệu việc làm được quan tâm; tổng thu ngân sách vượt kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về việc phát triển, nhân rộng mô hình nông nghiệp hiệu quả, việc thành lập hợp tác xã nông nghiệp; vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, khai thác khoáng sản trên địa bàn xã; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hiện nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới.
Đồng chí Lê Hữu Thọ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc
Sau khi nghe lãnh đạo xã báo cáo và ý kiến của các thành viên dự họp, đồng chí Lê Hữu Thọ đề nghị xã Sơn Lâm thời gian tới tập trung chỉ đạo, lãnh đạo một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Triển khai học tập, quán triệt, tuyên truyền và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, huyện phù hợp với đối tượng, thực tiễn địa phương; tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, an ninh, quốc phòng trong năm 2023; triển khai hiệu quả Chuyên đề 2023; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
- Tăng cường công tác quản lý hành chính về đất đai, khoáng sản; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trên địa bàn.
- Tiếp tục quan tâm công tác giảm nghèo bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa vai trò của việc xây dựng Chương trình nông thôn mới tại địa phương; cần xây dựng kế hoạch, lộ trình và phân công cụ thể cho từng thành viên trong việc xây dựng Chương trình nông thôn mới. Quan tâm, nghiên cứu, nhân rộng các mô hình, phương thức sản xuất đạt hiệu quả trong Nhân dân; chú trọng các hạng mục liên kết vùng, liên kết xã, công trình phục vụ cho sản xuất; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thực hiện các tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo https://tuyengiaokhanhhoa.vn/hoat-dong-tuyen-giao/dong-chi-le-huu-tho-lam-viec-voi-dang-uy-xa-son-lam